Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

NỢ



Ln tay tính thử ngoài sáu chục .
Nợ nần lần lửa trả chưa xong ,
Có người hỏi : Nợ chi  dữ  vậy?
Ta ngậm ngùi bảo nợ gió trăng.


----------*****-------  

Văn Nhân

LƯỢC SỬ CƯƠNG NHU KARATEDO HƯƠNG CẦN

    Nói đến lĩnh vực nào cũng nên biết nguồn gốc của nó,chúng ta là con nhà võ phải biết đến truyền thống và văn hóa của võ thuật,cho dù trường phái nào đi nữa cũng phải có nguồn gốc phát sinh,phải giữ gìn vun bồi cho ngày càng lớn mạnh.
    Ngày nay có nhiều sự cải tiến trong ngành võ thuật để 

phù hợp với thế giới hiện đại. Tuy nhiên sự thay đổi này 

không thể vượt hẳn về mặt căn bản cũng như xóa tan tất cả 

những vết tích lịch sử để tự mình nâng lên một loại trường 

phái mà không giống bất cứ một trường phái nguyên thủy 

nào về căn bản kỹ thuật và lý thuyết.
    Cũng vì vậy mà ngày nay hầu hết các trường phái võ 

thuật ít nhiều vẫn giữ lại những nét cổ điển của trường phái 

nguyên gốc để được xem như là bảo tồn nền văn hóa,nghệ 

thuật và truyền thống của võ học,điều này cũng là sự sáng 

suốt của những bậc tiền nhân khi thành lập riêng trường 

phái của mình. Việc này cũng đúng thôi vì không có nguồn 

cội,không giữ được truyền thống thì sớm muộn trường phái 

của mình cũng bị mai một.
    Môn phái CƯƠNG NHU KARATE DO được thành lập khá 

sớm ở Huế do thầy Ngô Đồng làm chưởng môn.
    Thầy Ngô Đồng sinh năm 1936 tại Hà Nội,thầy sống và 

làm việc tại Huế ,về lĩnh vực khoa học thầy là tiến sĩ khoa 

học tốt nghiệp tại Hoa Kỳ, giảng sư Đại học khoa học 

Huế,năm 1974 thầy là viện trưởng Viện Đại Học Quảng Đà 

(Quảng Nam Đà Nẵng).
     Thầy đã đi vào lĩnh vực vỏ học rất sớm,nghiên cứu nhiều môn phái cổ truyền như Thiếu Lâm Vĩnh Xuân và các môn hiện đại như JuDo, karate Do, AkiDo, Sampo của Liên Xô............
     Đặc biệt thầy là một trong năm người đầu tiên của môn 

phái Vovinam. Thầy đã lĩnh hội tinh thần vũ trụ quang Đông 

Phương một cách uyên thâm kết hợp với nhiều lĩnh vực 

khác . Ngày 22/8/1965 thầy đã mở võ đường huấn luyện 

Cương Nhu Karate Do được Tổng Nha Thanh Niên thời bấy 

giờ ký quyết định cho thành lập môn phái CNKDO đặt trung 

tâm huấn luyện tại trường Đại Học Huế (bây giờ là giảng 

đường Đại Học Sư Phạm Huế).
    Biểu tượng thầy đã chọn làm huy hiệu cho môn phái là 

Thái Cực Âm Dương,nền dương đỏ, âm đen,âm khuyết 

dương đầy,dương khuyết âm đầy bên trên hàng chữ Việt " 

Cương Nhu Karate do",bên dưới hàng chữ Hán "Cương 

Nhu Không Thủ Đạo".
    Môn phái CNKDO đã tạo đươc từng lớp,từng lớp sư 

huynh đệ ra đời với đầy đủ tính chất văn thể nỹ. Với các 

trung tâm lớn khắp nước Mỹ, Pháp,Anh,Negiria mà nhất là 

các nước Châu Á.Tại Việt Nam Tất cả các tỉnh thành đều có 

Đạo Đường của Cương Nhu Karate Do đang sinh hoạt.
    Riêng Đạo Đường Cương Nhu Karate Do Hương Cần 

,được sự đồng thuận của chính quyền các cấp cho phép võ 

sư Nguyễn Văn Nhân Huyền Đai Đệ Lục Đẳng mở vào năm 

1980.Trải qua một thời gian khá dài từ đó đến nay,có những 

khó khăn thuận lợi,biến đổi thăng trầm do điều kiện khách 

quan có chủ quan có.Đạo Đường CNKDO Hương Cần vẫn 

duy trì luyện tập thường xuyên,không ngừng nâng cao 

truyền thống võ đạo cho thế hệ kế cận,giáo dục và động 

viên thanh thiếu niên rèn luyện thân thể để bổ trợ cho công 

việc học tập và lao động của các em .Phát huy những ưu 

điểm mà đạo đường có được trong thời gian qua để ngày 

càng tiến bộ hơn,góp phần cho sự phát triển môn phái nói 

riêng,của tỉnh nhà và cả nươc nói chung.Từ Đạo Đường 

Hương Cần đã có những thành tích như sau:
      *Tham gia các giải:
       1.Giải tỉnh nội bộ:3huy chương Vàng, 5hc Bạc, 6hc đồng
       2.Giải tingr các đội mạnh:9huy chương Vàng, 14hc Bạc, 

10hc Đồng
       3.Giải Toàn Quân (Quân Đội): 2huy chương Vàng, 1hc Bạc
       4.Giải Quốc Gia : 3 huy chương Vàng , 3hc bạc
       5.Giải Quốc Tế: 1huy chương Đồng(HĐ Võ Quang Lãm)
       - HĐ Nguyễn Duy Quang đã giành 3 huy chương Vàng 

toàn quốc là VĐV kiện tướng.
       - Đặc biệt năm 1992 Đạo Đường CNKDO Hương Cần 

đã đạt được cúp và đã được Tỉnh xếp là đội mạnh nhất tỉnh 

Thừa Thiên Huế .
       * Phát triển phong trào :
        Từ Đạo Đường CNKDO Hương Cần dã phát triển các 

CLB như sau:
CLB CNKDO Đại học GTVT Hà Nội (HLV Nguyễn Duy 

Quang)
CLB CNKDO Thành phố Hải Dương ( HLV Trần Như Thành)
CLB CNKDO Cửa Lò,TPVinh,Nghệ An(HLV Hoàng Trung 

Tuần)
CLB CNKDO Tỉnh Lạng Sơn (HLV Nguyễn Duy Quang)
CLB CNKDO Krông Ana Tỉnh Đắc Lắc(HLV Trần Như Sỹ)
Các CLB CNKDO Tỉnh Thừa Thiên Huế .
        Dấu hiệu đáng mừng ở Đạo Đường Hương Cần là 

hơn 30 năm qua hàng nghìn võ sinh chưa làm điều gì ảnh 

hưởng đến thanh danh của môn phái .Hơn thế các em xuất 

thân từ đây đã hoàn thiện mình hơn cả thể lực, đạo đức lẫn 

nhân cách và thành công rất nhiều lĩnh vực trong xã hội .
        Có đội ngũ HLV - Trọng tài - vận động viên sẵn sàng 

cho các giải .
        Đạo Đường CNKDO Hương Cần với những cố gắng 

thật mới,để đạt được những thành tích thật mới .
                                                                   
                                                                         Võ sư
                                                             Nguyễn Văn Nhân
 

VÕ và Đạo


Chốn bụi trần lắm nổi đắng cay
Vướng víu chi cho mệt thân này
Chớ  để trong tâm đời tục lụy
Thế sự vô thường như khói bay.
---------*****------
 Nguyễn Văn Nhân


HỌA LẠI BÀI THƠ VÕ VÀ ĐẠO





Đục trong đời nghĩ cũng hay hay
Vì ai nên phải khổ thân này
Bụi trần không dễ hồn tục lụy
Vạn pháp vô thường sương khói bay.
      Nguyễn Văn Dũng

MỘT NỬA

Cả một đời ta tôn thờ một nửa.
Ngó lên ta chẳng bằng ai
Nhìn xuống ta thấy chẳng ai bằng mình.
Năm ngón tay có ngón ngắn ngón dài
Ta yêu mến  cái Âm - Dương của tao hóa.
Bởi thế nên áo quần ta nửa đẹp nửa xấu
Vợ của ta nửa thành phố nửa nông thôn
Bữa ăn nửa " phong"  nửa  " kiệm"
Nhà cửa có phòng rộn ràng có góc yên tĩnh
Bạn bè có đứa giàu sang có đứa hàn vi thanh bạch
Có đứa xe hơi có đứa xe đạp cả một đời
Quê hương có cây đa có nhà lầu khoe sắc
Uống rượu nửa say nửa tỉnh mới thú
Ngắm hoa bán khai mới đẹp
Tình yêu chỉ nở hàm tiếu mới hạnh phúc
Vợ chồng nửa trách nhiệm nửa yêu thương
Công danh đừng lên cao tột cùng để  đắng cay khi bạc tóc
Sự nghiệp đừng xuống quá thấp để đau khổ chán chường
Như trời đất phải nửa mưa nửa nắng
Có đêm về ta tỉnh rượu an nhàn
Phải có ngày để mặt nhau nhìn rỏ
Như giòng sông phải bên lở bên bồi
Đôi mắt kia chỉ khóc người một nửa
Còn một con để thương nhớ đời mình
Lỗ tai kia chỉ nghe người một nửa
còn nửa kia nhém chặc bông vào
Chỉ mở ra khi HỨA DO đi khỏi
Tội bác SÀO không có nước  rửa tai
Lỗ mũi kia chỉ hít vào một nửa
Một nửa thở ra để tống khứ bụi trần
Cả một đời ta tôn thờ một nửa
Để khi về ta có MỘT NỬA YÊU THƯƠNG.
--------------*******-----------
Nguyễn văn Nhân

TAN

BẠN THƠ NGUỄN VĂN PHƯƠNG LÚC SINH THỜI  , NĂM 1998 TẠI QUÁN CÀ PHÊ SỮU HUẾ ĐÃTẶNG TÔI BÀI THƠ TÔI XIN PHÉP CHÉP LÊN ĐÂY ĐỂ CHÚNG TA CÙNG THƯỞNG THỨC


  TAN THEO CƠN NẮNG HẠT SƯƠNG
 
  TAN THEO NGÀY THÁNG HẠT BUỒN HẠT VUI

  TAN TRONG NƯỚC MẮT NỤ CƯỜI

  TAN TRONG TRỜI ĐẤT PHẬN NGƯỜI NHỎ NHOI  .

NHỚ HÀ NỘI

Đã lâu rồi tôi chưa về Hà Nội

Nhớ tháp rùa in bóng nước Hồ Gươm

Cây hoa gạo đậm màu nâu tháp cổ

Đêm Cổ Ngư tóc em ước dày sương

                   ***

Năm cửa ô lùa vào hương hoa sữa

Nắng Ba Đình sưởi ấm nước Hồ Tây

Tôi nhớ em nhớ mùa thu năm ấy

Em và tôi cùng Hà Nội trời mây .

QUÁ TỆ


BỐN TIÊU CHUẨN CẦN GHI NHỚ KHI ĐI XIN VIỆC LÀM , QUA BÀI 

THƠ "QUÁ TỆ ". QUÍ BẰNG HỮU AI HỌA HAY ĐƯỢC CHỦ NHÀ 

TẶNG MỘT CHẦU CÀ PHÊ NGHE NHẠC TRỊNH CÔNG SƠN .

                                                                               QUÁ TỆ

                                    MỘT LÀ HẬU DUỆ HÀNG ĐẦU

                               HAI LÀ TIỀN TỆ MỚI MAU VIỆC LÀM

                                   BA LÀ HUYNH ĐỆ CỦA QUAN

                               BỐN LÀ TRÍ TUỆ SẮP HÀNG CHỜ TRÔNG .



                                                                           


                                                                       


                                                                           

                                                                                     

            HỌA CỦA ĐÒ CHIỀU

   Năm là phép lễ thưa ông
Sáu là biếu trước đô trong phong bì

   Bảy là biết xếp muốn gì
 Tám xin nghiên cả thân vì ...... công danh

                     *    *    *

               HỌA CỦA HIỀN NHÂN

    Muốn được việc thì phải có tiền

    Không lẻ ưu tiên người khờ lú

    Xã hội mình văn minh dân chủ

    Nên phải cần " thủ tục đầu tiên "

                       *    *    *

     HỌA CỦA CƠN GIÓ THOẢNG

    Nhất phải con của dòng đầu

    Nhị phải là bạc đô la đâu làm ?

    Tam phải bằng hữu làm quan

    Tứ phải kiến tánh minh tầm ta trông

                       *    *    *

          HỌA CỦA NGUYỄN SĨ TÂN

           Một là con cháu nhà ông

     Hai là phải có tiền chồng đưa ngay

           Ba là có cả đường dây

     Rải đi trăm ngã lót tay bịt mồm

           Bốn là cha mẹ làm quan

     Có ô che cả thế gian sợ gì

           Năm là bằng cấp nhất nhì

     Đẹp trai xinh gái đúng nghề tuyển sinh

           Than ôi nghĩ cũng bực mình

     Thương thay những bạn thí sinh còn nghèo

                        *    *    *

            HỌA CỦA TIẾNG LÒNG

              Một - Ưu tiên hậu duệ

              Hai  - Chú trọng tiền tệ

              Ba  - Đề cao huynh đệ

              Bốn - Bỏ qua trí tuệ .

                      *    *    *

            HỌA CỦA BẢO LỘC

        Bây giờ lo lót quá tay
 Nếu ai mà có tiền tài chắc ăn

        Chạy lui chạy tới lăng xăng

 Mua quan bán tước làm quan mấy hồi

        Thi sĩ thì chỉ ngồi chơi

 Tiền đâu mua chức cho đời lên hương

         Con quan chức lớn phi thường

 Còn con dân dã sình ương ngồi chờ

         Chờ hoài cho đến bao giờ

 Thôi thì về nhé làm thơ ngạo đời

         Đời nay tình bạc hơn vôi

  Thước đo giá trị con người đô la

         Thầy chùa cũng thế mà ra

 Nhiều tiền lắm bạc chắc là ưu tiên

          Đề cao chủ nghĩa bạc tiền

 Phồn vinh vật chất là tiên trên đời

          Ngôi cao địa vị sáng ngời

 Giàu sang danh vọng được người tôn vinh

          Có tiền thì sẽ quang vinh

 Mua danh mua chức để mình lên ngôi

          Con vua thì sẽ vua thôi

 Con sãi ở chùa ngồi quét lá đa

          Con vua thì được làm cha

 Lên ngôi tiếp nối làm cha dân lành

          Bao giờ cha cũng ngon lành

 Còn con phải chịu trời hành thế thôi

          Tiền là định luật của đời

 Ấy là sức mạnh muôn đời ai ơi

          Ngồi buồn ta viết thơ chơi

 Ngâm thơ uống rượu chọc cười nhân gian

          Hồng trần là cỏi địa đàng

 Khắp trên thế giới la làng vì điên

          Loài người giờ hết cảnh tiên

 Làm điều kỳ quoái khùng điên quá trời

          Xem xong rởn óc người ơi

 Khùng điên dữ quá nên tôi hết hồn .

                *    *    *

MỜI BẠN BẦU VÀO HỌA THƠ CÙNG VĂN NHÂN



đồng quê

                                                 Đồng quê





                                                     NGAO NGÁN

                           Đặc sản quê hương thơm lừng vương vấn

                Mà bây giờ tìm mãi vẫn không ra

                Bởi hương vị ngày nay mùi hiện đại

                Thượng đế buồn , thượng đế bỏ đi xa .
 ..





                    
                  Họa của Tuongtudanang

                                   XÓT XA

            Mưa nắng ngọt bùi trời lục vấn

            Lũ cuồng đổ xuống cuốn người ra

            Cánh đồng đương chín chìm trong nước

            Xót xót đường quê mãi mãi xa .

                              *    *    *

                     Họa của Nguyễn Bảo Ngân

                                   HƯƠNG VỊ

            Thương cánh đồng quê vàng bông lúa

            Mấy bác nông dân thu lượm mùa

            Hương vị tràn đồng thơm lúa chín

            Nhớ hoài không hết chứ ngán chi ?

                               *     *     *

                        Họa của Hướng Dương

                               NHỌC NHẰN

            Hương vị lúa thơm mồ hôi chát đắng

            Nông dân khổ cực lắm bạn ơi
       
            Hạt gạo dẻo ngon

            Thương ai hai sương một nắng

            Công nhọc nhằn dầu dãi tấm lưng phơi.

                               *     *     *

                          Họa của YenGia

                          NGHỊCH CẢNH

              Lúa nhiều dân ấm dân no

              Sân gôn xanh mướt dành cho người giàu .

                              *      *     *

                      Họa của Trần Thảo Nguyên

                           DÂN VÀ NƯỚC

              Vạn bối vấn an lục vương gia

              Đâu phải ngư ông suy tính xa

              Đồng lúa sân golf nào tương phản

              Dân giàu nước mạnh khỏi rên la.

                                *      *     *

                       Họa của Bình Nguyên

                              TRỞ LẠI

               Làng quê vẫn đượm thắm hương sa

               Trải khắp non gần nước nước xa

               Mời gọi bà con vui trở lại

               Cho người người nhớ chẳng buồn ta.

                                *    *    *

                        Họa của bantaysach

                                ĐẶC SẢN

                "Đặc sản'' là vợ của ta
                   
                Đừng nghe xúi dại thằng cha láng giềng

                Giữ gìn làm cái của riêng

                Chùa nhà Bụt vẫn cứ thiên tìm gì .


                                 *      *     *

                        Họa của chủ nhà với BTS

                                   ĐẶC SẢN

                  Đặc sản là của riêng ta

                  Đừng nghe xúi bậy mới là người khôn

                  Chùa nhà Bụt nói sắt không

                  Chùa người có hỏi Bụt không nói gì .

                                  *    *     *

                           Họa của Thanh Sơn

                                  LÀNG XÓM

                   Làng quê tôi vốn bình yên

                   Cây đa bến nước mái đình vấn vương

                   Tình làng nghĩa xóm thân thương

                   Giờ đây bớt xén,sân golf thương trường .

                                   *    *    *

                         Họa của Mai Trang Huynh

                               HÃY ĐỢI ĐẤY

                   Mùa lúa xanh cây đèn đủ sắc

                   Môi hồng nụ thắm lắm người mong

                   Trời nước núi đồng đâu cũng đất
 
                   Thị thành thôn dã máu Lạc Hồng

                   Trăm năm trước chưa từng hai vụ lúa

                   Chục năm sau golf ắt cũng lỗi thời.

                                    *    *    *

                               Họa của Thạch

                                 BỐC MÙI

                    Đặc sản quê nghèo hạt gạo ngon

                    Thời nay hiện đại hết hay còn

                    Gạo tám , nàng thơm hương đồng nội

                    Gạo lai mất gốc hết mùi thơm.

                                    *    *    *

                              Họa của Huy Hoàng

                                     TỰ VẤN

                    Ngồi buồn ngao ngán lòng tự vấn

                    Đặc sản tìm hoài sao chẳng ra

                    Hay bởi quê đậm mùi hiện đại

                    Hương vị đồng quê đã phôi pha .

                                    *    *    *

                              Họa của Thanh Sơn

                                    PHÚT CHỐC

                    Mấy đời sống với nông gia

                    Bán mặt cho trời đất là ta

                    Quanh năm gắn bó cùng hợp tác

                    Nay bỗng ruộng kia phá xây nhà.

                                     *     *    *

                              Họa của Bantaysach

                                    VỀ LÀNG

                     Xưa kia thì bảo "nhà quê"

                     Ngày nay "đặc sản "... phải về nông thôn!

                     Thích cô em gái chân bùn

                     Gái quê chẳng chút phấn son đắc hàng

                     "Gà mò" ăn mới cao sang

                     Cánh đồng "rau sạch " mời sang nội thành.

                                      *   *   *

                            Họa của Dang Tan Phuong

                                    TRẮNG ĐEN

                      Đặc sản ngày nay trộn tùm lum

                      Biết bao hóa chất sống chung cùng

                      Trái cây vị ngọt mà không hột

                      Như đám người nay mất giống giòng

                   
                      Đặc sản em là của riêng anh

                      Sinh ra từ vách lá nhà tranh

                      Không son không phấn đi chân đất

                      Tay lấm bùn đen chẳng kẻ giành

                                     *    *    *

                            Họa của 3Dinh Lão Nông

                                   LƯU LUYẾN

                       Thượng đế đi rồi còn quay lại

                       Có gì vương vấn ở quanh đây

                       Đồng xưa giờ đã bê tông hóa

                       Ruộng cũ sân golf đã mọc đầy

                       Trả lời " tui biết ông rồi ạ

                       Chỉ là tui tiếc cặp chân dài ''

                                     *    *    * 

                          Họa của Bàn Tay Sạch

                                   BÌNH YÊN

                       Đồng xưa thẳng cánh cò bay

                       Mênh mông biển lúa chẳng hay đâu bờ

                       Gạo thơm,thơm đến bây giờ

                       Thắm tình hương đất , ngẩn ngơ tình người

                       Gái quê sắc đẹp tuyệt vời

                       Nón nghiêng che cả bầu trời bình yên

                       Áo nâu , chân đất , quần đen

                       Quanh năm Với ruộng chẳng quen mùi bùn...

                       Lúc nắng gắt , lúc mưa tuôn

                       Gian nan vất vả miệng luôn mỉm cười .

                                      *    *    *

                           Họa của Nhật Thành

                                   HÃY TIN

                       Đặc sản quê hương còn vương vấn

                       Cớ sao tìm kiếm ở đâu xa ?

                       Hội nhập, liên doanh hay liên kết

                       Vẫn không phai nhạt vị quê nhà .

                                      *    *    *

 

TÌM TRĂNG




    Cảnh biển Bình định buổi sáng    Cầu Thị Nải     Mộ Hàn Mạc Tử

  MỘT LẦN GHÉ LẠI ĐẤT QUI NHƠN

  TRỜI HANH NẮNG BẠC ĐẦU SÓNG BIỂN

  HOÀNG HÔN MƯA LÀM VỠ TRĂNG XƯA

  VẤN VƯƠNG CHI Ở MÃI NƠI NẦY

  NGÀY GIÓ BIỂN LÒN QUA ĐÁ NÚI

  ĐÊM TĨNH LẶNG BÊN MỘ PHẦN THI SĨ

  NHẶT TỪNG MẢNH TRĂNG RƠI LÀM LỬA

  THẮP SÁNG LÒNG TA ẤM BUỔI RA VỀ

MƠ BỐN MÙA


Mơ mùa hạ đến

Cơn nắng vàng sưởi ấm mạ trên đồng
Nắng và đất
Như người tình gắn bó
Lặng lẽ trao nhau một nụ hôn nồng .

                 * * *

Mơ mùa thu đến
Gió thu về mang hương tóc của em
Ở ven sông
Cây đa làng cắm rễ
Để thấy em còn tựa ở bên rèm .

                 * * *

Mơ mùa đông tới
Mạ cho ta cơm gạo hẻo rằn
Cá lúi nguồn
Mạ kho trong trách đất
Thật ấm lòng khi nhớ mạ tảo tần .

                 * * *

Mơ mùa xuân mới
Mây trở về thôi hết kiếp lang thang
Kịp thấy em
Chiếc áo hồng trong xóm
Mấy cây mai đầu ngõ nở bông vàng .
  
     Văn Nhân

HẬU BỐI

Nhân chuyến đi về nguồn , thăm khu tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương  chúa thơ nôm _ Tại xã Quỳnh Đôi , huyện Quỳnh Lưu , tỉnh Nghệ An . Nhớ lại thơ của bà , Hậu Bối thấy " Khó chịu một cách thoải mái " . Hậu Bối cúi đầu ,cười thầm ! Và xin phép bà cho Hậu Bối gởi mấy câu qua bài :


                                                QUẢ CHUỐI
                                          
                   Thân anh là quả chuối trên cây

                   Mưa nắng đêm ngày độ chín ngay

                   Nàng ơi có thương thì bóc vỏ

                   Đút vào trong mõm sẻ thấy hay .
                                                                                             Hậu Bối


 




tháng 8 - 2012

           HỌA CŨA HỒNG NGA

Thân anh tựa quả chuối trên cây

Đần đẫn to bằng cái cổ tay

Quý chị nếu ưng dùng ngay nhé

Vắng chồng có nó cũng hay hay.

               *    *    *

GIAO LƯU VÕ THUẬT





vÕ SƯ BẢO TRUNG DANG THUYẾT TRÌNH VỀ NỘI CÔNG

 

ĐOÀN  NỘI CÔNG , KHÍ CÔNG T P HỒ CHÍ MINH  DẾN VÕ ĐƯỜNG HƯƠNG CẦN



BÁC SĨ ,VÕ SƯ ĐỖ XUÂN CẢNH THUYẾT TRÌNH VỀ KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH


HƯƠNG CẦN VÀ T P HỒ CHÍ MINH NGÀY 29/04/2012


MỘT ĐỘNG TÁC KHỞI ĐỘNG CỦA KHÍ CÔNG


VÕ SƯ NG VĂN NHÂN VÀ VÕ SƯ BẢO TRUNG

THƠ TÌNH CỦA TUI

 Mời quí bằng hữu vào thưởng thức đặc sản  " từ ngữ địa phương " của quê tôi . Một làng quê đẹp , hiền hòa và bình yên bên ven sông Bồ  Thừa Thiên Huế .Qua bài :" THƠ TÌNH CỦA TUI " viết vào thập niên 1970 .
     
                        Chưa chộ yêm tui đã ưng điên dại

                        Yêm gái làng da thắm đất bồi sa

                        Chộ dấu chưng trên đường làng thiệt dỏ

                        Tui biết yêm  đã từng đứng ở đay .

                                             

                                              * * *

                        Khôn biết răng tui muống lần từng bước

                        Mạ cha rầy tui cứ quyết mom theo

                        Yêm ở mô chừ tui khôn sợ khó

                        Yêm trốn tìm răng được với tim ưng .

                                                  

                                               * * *

                       Tim rạo rực của một thời trai trẻ

                       
Khó hình dung để vẹ cảnh ưng mơ

                       Yêm thiệt bề thổn thức tình vụng dại

                       Đó là tình mà tui ngỡ trong thơ .

                                                  

                                                * * *

                       Giật mình thoáng thơm kị mùi chùm kết

                       
Bên bến tình con hoái nước đưa hương

                       Yêm đi mô chừ ngồi yên lại đó
                                    


                       Chộ yêm rồi lòng tui bổng bình minh .
                                               


                                                        Văn Nhân      
   

ĐẠI HỘI MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO


 






 



                   CỘNG HOÀ    XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


---------------------------
                                                       Huế, ngày 7 tháng 11 năm 2010


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔN PHÁI
CƯƠNG NHU KARATEDO THỪA THIÊN HUẾ KHÓA II
NHIỆM KỲ 2010 - 2015

Trước hết chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm ưu ái đặc


 biệt của Quý vị lãnh đạo các cấp và các Môn phái bạn đã dành 

cho Môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế trong suốt

 thời gian qua.

Đặc biệt, hôm nay trong điều kiện bận rộn, Quý vị đã sắp xếp 

công việc và đến dự Đại hội đông đủ với môn phái Cương nhu 

Karatedo chúng tôi là đã tăng thêm phần long trọng, góp phần làm cho Đại hội thành công tốt đẹp.
Sau đây, được sự phân công của Ban lãnh đạo môn phái, tôi xin trình bày kết quả hoạt động của môn phái nhiệm kỳ I (2001- 2010) và phương hướng nhiệm vụ 2010-2015.
Trong 10 năm qua, hoạt động lãnh đạo của môn phái Cương nhu Karatedo có nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại. Đại hội này nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân tồn tại, nhằm đề ra phương hướng và bầu Ban lãnh đạo mới để chỉ đạo đưa hoạt động võ thuật Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.
A. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM:
I. Kết quả bảo vệ, giữ gìn sắc thái của Cương nhu Karatedo:
1. Tổ sư, cố Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đồng - Thầy chưởng môn đã  học tập, tiếp thu, chọn lọc và đã lấy tinh hoa võ thuật Quốc tế để bổ sung, làm phong phú thêm cho võ phái Cương nhu Karatedo phù hợp với trào lưu võ thuật thời đại.
Hệ thống chương trình do Thầy Chưởng môn đã nghiên cứu, bổ sung và để lại cho chúng ta một hệ thống chương trình huấn luyện chuẩn mực, các thế hệ huấn luyện viên đã giữ gìn, bảo vệ, đến nay đã rất phù hợp với Karatedo hiện đại mà liên đoàn Karatedo thế giới (JKF) đang duy trì và phát triển.
Về quyền thuật (Kata): Đối chiếu hệ thống quyền thuật của JKF với quyền thuật Cương nhu Karatedo vẫn đang có sự giống nhau, chưa có điểm nào sai lệch.
2. Biểu tượng thầy đã chọn làm huy hiệu cho môn phái làThái cực âm dương, nền dương đỏ, âm đen; âm khuyết, dương đầy; dương khuyết, âm đầy; bên trên là hàng chữ Việt “Cương nhu Karatedo”, bên dưới là hàng chữ hán “Cương nhu không thủ đạo”(Thủ là tay ). 
Theo ý Thầy thì: Dương và Âm chung sống cùng nhau để tồn tại, âm bổ khuyết cho dương và ngược lại. Theo thuyết Ngũ hành, màu đỏ biểu trưng cho hoả, màu đen biểu trưng cho thuỷ, hoả và thuỷ cùng tương khắc, nhưng cùng chung sống tồn tại, cũng như cương và nhu cùng tồn tại theo với nhau trong lý luận võ học Cương nhu Karatedo vậy.
 Cương nhu là thái độ xử sự linh hoạt giữa cứng rắn và mềm mỏng của người võ sỹ đạo (Chứ không phải mạnh và yếu). Nội dung Cương - Nhu mang ý nghĩa triết lý phương Đông sâu sắc nên trong những năm qua, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn nào, các thành viên trong môn phái vẫn cố vươn lên trong khó khăn để tồn tại và luôn hướng về với cội nguồn, tôn thờ biểu tượng của Cương nhu Karatedo, vận dụng Cương nhu để duy trì và phát triển võ thuật.
Thể hiện trong quan hệ xã hội bị sự chi phối đa chiều, thuận lợi hoặc khó khăn,…người võ sỹ Cương nhu Karatedo đã biết vận dụng thuyết Cương nhu để đối nhân, xử thế, xử lý linh hoạt, phù hợp với các tình thế để nâng cao uy tín võ sỹ đạo.
Trong chiến đấu, người võ sỹ Không thủ đạo ( Tay không) chiến đấu đơn phương, đã phải sáng tạo, vận dụng trí tuệ, tìm hướng tối ưu để bảo toàn cá nhân và đạt được mục đích.
Đối với nội bộ Cương nhu: Anh em võ phái đã tiếp tục duy trì 8 Điều tâm niệm và 10 điều kỷ luật của môn phái Cương nhu Karatedo do Thầy để lại để phát triển, giáo dục cho các thế hệ võ sỹ, võ sinh về nội dung cư xử linh hoạt, mềm mỏng, khiêm cung, khiêm nhường, văn hóa. Vun đắp tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong duy trì và phát triển võ đạo.
 Trong đấu tranh, giữ gìn đoàn kết nội bộ đã thể hiện sự linh hoạt, nhiều ý kiến đóng góp cho nhau mang tính cứng rắn, nhưng đầy tính thương yêu, chân thành…mang lại đoàn kết nội bộ, tạo được sự tin yêu cho các thế hệ sau học tập - Đây là một đặc trưng nổi bật và bài học kinh nghiệm quý báu mà môn phái đã có được từ trước đến nay và mãi mãi về sau, chúng ta cần phải tiếp tục gìn giữ và vun bồi cho càng tốt đẹp hơn.
Đặc biệt, sau đại hội lần thứ I, các sư huynh đệ võ phái Cương nhu Karatedo đã cùng nhau tuân thủ, giữ gìn và đề cao 10 điều kỷ luật của Môn phái, xây đắp tình đoàn kết, tồn tại trên cơ sở tình cảm đậm đà tình thầy trò, huynh đệ, bằng hữu; tổ chức thăm viếng khi gặp hoạn nạn, ốm đau, hiếu hỷ đã trở thành nền nếp, truyền thống tốt đẹp…
II. Kết quả hoạt động  của Ban lãnh đạo:
1. Từ sau ngày đất nước thống nhất (Từ năm 1975 đến 1995), chức vụ Trưởng bộ môn qua 4 người: Ông Nguyễn Văn Nhân, Ông Lê Huy Chương, Ông Lê Minh Diệu, Ông Đinh Văn Thạnh. Do đời sống kinh tế và điều kiện khách quan tác động nên Môn phái chỉ dừng lại mức độ duy trì, chưa có sự phát triển rõ nét.
Đến ngày 11/11/2001, được sự cho phép của Sở Thể dục Thể thao Thừa Thiên Huế, Môn phái Cương nhu Karatedo tổ chức Đại hội lần thứ nhất ( Nhiệm kỳ 2001-2005) tại 25 Bà Triệu - Huế. Đại hội đã thông qua Quy chế, phương hướng hoạt động, bầu Ban lãnh đạo gồm 5 người: Ông Trương Trọng Toản - Trưởng bộ môn, Ông Nguyễn Văn Nhân - Phó bộ môn, Ông Cao Kha - Phó bộ môn, Bà Đoàn Thị Thảo - Thủ quỹ, Ông Nguyễn Bá Ninh - Thư ký.
Quy chế Đại hội Quy định 5 năm Đại hội 1 lần, do đó từ năm 2005 trở đi, Ban lãnh đạo đã nhiều lần hội ý về chủ đề Đại hội, có nhiều sư huynh và cựu huyền đai dự và tham gia ý kiến; tất cả đều đi đến thống nhất cao, Thư ký đã ghi biên bản cụ thể là tổ chức Đại Hội Môn phái nhiệm kỳ II (2005-2010); đúng ra đến nay là Đại hội lần III, nhưng do điều kiện khách quan, đã qua 10 năm mới tiến hành Đại hội lần thứ II.
2. Kết quả 10 năm (11/11/2001- 7/11/2010), Ban lãnh đạo mới do VS Trương Trọng Toản đã tìm kiếm các biện pháp, cách làm để đưa hoạt động của môn phái đáp ứng kịp với yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.
Trước mắt là đã khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế, cụ thể là: Ban lãnh đạo làm việc phần nào đã tuân theo Quy chế thống nhất, chặt chẽ; hạn chế các dấu hiệu chệch hướng với hệ thống chương trình Cương nhu Karatedo do Thầy chưởng môn để lại. Thành tựu mang lại trong lãnh đạo phong trào của Cương nhu Karatedo đã góp phần quan trọng trong nền thể dục thể thao tỉnh nhà nói chung và môn phái Cương nhu Karatedo nói riêng.
III. Kết quả phát triển phong trào:
Theo số liệu báo cáo của các Câu lạc bộ thuộc võ phái Cương nhu Karatedo: Trong 10 năm qua, từ năm 2001 đến nay môn phái Cương nhu Karatedo đã có những phát triển không ngừng; các Câu lạc bộ ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Quảng Trị, Cửa Lò (Nghệ An), Hà Nội, Lạng Sơn, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế... đã mở hàng trăm khóa, đã có hàng chục ngàn lượt võ sinh tham gia luyện tập Cương nhu Karatedo, trong đó có trên 500 võ sinh trưởng thành, đã nâng đội ngũ huyền đai, đệ nhất đẳng, trên đệ nhất đẳng thuộc môn phái lên 1.120 người; tạo nguồn phong phú, bổ sung cho đội ngũ  huấn luyện viên, trọng tài có chuyên môn kỹ thuật cao, nhiều huấn luyện viên đã được tập huấn tổ trọng tài Quốc gia làm nòng cốt cho phong trào phát triển Cương nhu Karatedo.
Trong tỉnh cũng phát triển được nhiều Câu lạc bộ như: Ở Huế có Câu lạc bộ Đại học Sư phạm - Nơi Thầy từng xây dựng Trung tâm huấn luyện trước 1975 và các phường trong thành phố- Do Thầy Toản lãnh đạo; ở các huyện có Câu lạc bộ Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới– Do Thầy Kha, thầy Nhân, thầy Tuân lãnh đạo.
IV.Những thành tích:
Các Câu lạc bộ thuộc môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế đã tích cực hưởng ứng các phong trào thể dục thể thao do các cấp phát động, đã cử nhiều đoàn tham dự thi, đã mang lại những thành tích đáng kể. Đặc biệt tham gia giải Karatedo cấp Tỉnh hàng năm, Câu lạc bộ Huế, Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền (lần đầu tham gia giải) đã giành được thành tích bằng những tấm huy chương Vàng, Bạc, Đồng.
Thái độ tham gia được các Ban tổ chức, Huấn luyện viên đánh giá tinh thần vô tư, thái độ nhiệt tình; thắng không kiêu, bại không nãn, đó là cách sống đáng tự hào về tình thần võ đạo nói chung và Cương nhu Karatedo nói riêng.
Về tổ chức giải nội bộ: Từ năm 2001 – 2010, nội bộ Cương nhu Karatedo đã tổ chức được một giải toàn tỉnh, mặc dù chưa hoàn chỉnh lắm nhưng cũng thể hiện sự phát triển tiến bộ, đã mang lại ý nghĩa về sự gắn kết giữa các Câu lạc bộ môn phái trong toàn tỉnh.
Ngoài ra, Cương nhu Karatedo còn thường xuyên tổ chức các giải giao lưu giữa các Câu lạc bộ với nhau để học hỏi, rút kinh nghiệm. 
B. TỒN TẠI:
 Bên cạnh những thành tựu mang lại trong lãnh đạo phong trào của Môn phái Cương nhu Karatedo đã góp phần quan trọng trong nền thể dục thể thao tỉnh nhà nói chung và môn phái Cương nhu Karatedo nói riêng vẫn còn những tồn tại.
Một là: Việc tổ chức giải: Cương nhu Karate là một bộ phận của hệ thống thể dục thể thao. Trong 10 năm qua, nhiều đơn vị có nguyện vọng xin phép tham gia, nhưng chỉ có 3 đơn vị Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền được tham gia. Trong nội bộ chỉ tổ chức được một lần tranh giải nội bộ toàn tỉnh.
Hai là: Hoạt động chỉ đạo: Thông tin cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn phong trào TDTT chưa được quán triệt đến cơ sở, dẫn đến môn phái Cương nhu Karatedo chưa nổi bật, bị dừng lại với mức độ duy trì chứ chưa phát triển, đôi khi vị thế của môn phái Cương nhu Karatedo bị lãng quên từ phía chính quyền và các cơ quan chuyên môn.
Ba là: Về tổ chức đào tạo lực lượng: Môn phái chúng ta đã có nhiều huấn luyện viên kỳ cựu, có trình độ chuyên môn cao, tính sư phạm tốt; so với các hệ phái khác, các tỉnh khác, môn phái Karatedo toàn quốc thì Cương nhu Karatedo chỉ có 4 trọng tài cấp Quốc gia (Được UBTDTT Việt Nam cấp bằng) là quá ít, trong 10 năm qua chưa tổ chức huấn luyện cho các Câu lạc bộ lần nào.
Bốn là: Về tổ chức những ngày lễ kỷ niệm: Tổ chức ngày sinh nhật, lễ  kỷ niệm
của Môn phái và ngày giỗ của Thầy chưa chu đáo, chưa thường xuyên, chưa tạo được truyền thống tốt đẹp của Cương nhu Karatedo để giáo dục truyền thống về Môn phái cho thế hệ sau.
Tóm lại, trong mười năm qua, mặc dù những người tham gia lãnh đạo võ thuật chỉ là cống hiến, không có lương hoặc khoản thu nhập nào, nhưng cơ bản đã lãnh đạo Môn phái Cương nhu Karatedo đoàn kết. Đa số các thành viên đã tích cực xây dựng môn phái Cương nhu Karatedo ngày càng phát triển, góp phần đóng góp vào phong trào thể dục thể thao nói chung và phong trào võ thuật nói riêng trên địa bàn tỉnh nhà. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, đời sống kinh tế còn gặp khó khăn nên một vài thành viên trong Ban lãnh đạo đã giảm sút tinh thần cống hiến; dẫn đến có những khuyết điểm, như: Về tính tổ chức chưa cao, chưa thực hiện đúng quy chế, kỷ cương và nề nếp hoạt động của Môn phái. Chưa thấu hiểu những ý kiến chân thành của quý sư huynh, sư đệ …có thể có nguy cơ suy yếu.
C. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ 2010 – 2015
1. Mục đích:
- Xây dựng môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế đoàn kết, tồn tại và phát triển, hoạt động đúng hướng và hiệu quả.
- Chú trọng phát triển Môn phái nhằm đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng; tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tham gia tập luyện Cương nhu Karatedo, góp phần tạo nguồn lực cho việc phát triển năng khiếu, đào tạo tài năng đóng góp vào thành tích của Môn phái, liên đoàn và tỉnh.
- Chủ động hội nhập với phong trào võ thuật cả nước, kêu gọi hỗ trợ kinh phí nhằm thực hiện ước mơ của quý sư huynh, đệ “Về xây dựng võ đường trung tâm hoặc trụ sở của môn phái Cương nhu Karatedo – TT Huế và thực hiện trang Website của môn phái”.
- Thường xuyên tổ chức ngày sinh nhật của Môn phái 22/8 và ngày giỗ Tổ 10/4 âm lịch hằng năm nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của các thế hệ Cương nhu Karatedo, tạo được sự gắn bó, đoàn kết của Quý sư huynh đệ môn phái.
2. Nhiệm vụ:
- Phát huy tinh thần, trách nhiệm của các thành viên Môn phái trong công tác quản lý, điều hành phát triển Môn phái Cương nhu Karatedo trên địa bàn toàn tỉnh.
- Cùng với các cấp tham gia đảm đương hệ thống tổ chức thi đấu của thành phố, các huyện, tỉnh và quốc gia.
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên…có đầy đủ năng lực trong công tác chỉ đạo, huấn luyện, thi đấu của Môn phái Karatedo tỉnh nhà.
- Đẩy mạnh thực hiện tính xã hội, khoa học và hiện đại của Môn phái Cương nhu Karatedo TT Huế phù hợp với trao lưu của thời đại. Xây dựng, quảng bá phong trào Cương nhu Karatedo rộng khắp, phấn đấu tham gia và đạt những thành tích cao, có huy chương trong các giải thi đấu của Tỉnh và Quốc gia hằng năm.
3. Chương trình hành động:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động cuả Ban lãnh đạo, đưa vị thế của Môn phái Cương nhu Karatedo ngày càng cao hơn, nhằm thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ rèn luyện sức khoẻ theo tiêu chí “Khoẻ để bảo vệ Tổ quốc”.
- Đẩy mạnh phong trào Cương nhu Karatedo rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh; tập trung giáo dục thể chất, phẩm chất đạo đức, tinh thần cho người luyện tập; trước hết tập trung thu hút đối tượng thanh thiếu niên, học sinh các cấp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Giữ vững sự đoàn kết trong môn phái, gắn bó, nhất trí cao trong Ban lãnh đạo để chỉ đạo, vận động toàn thể võ phái khắc phục khó khăn, hướng tới mục đích chung của hoạt động võ thuật, xem đây là sự sống còn của môn phái.
- Phân công các thành viên tham gia cụ thể trên các lĩnh vực:
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên.
+ Xây dựng giáo trình giảng dạy và huấn luyện mang tính hệ thống, bài bản; xây dựng chương trình huấn luyện và thi các cấp.
+ Sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu, biên soạn để có một hệ thống lý luận phản ảnh nguồn gốc, tinh hoa, bản sắc của Cương nhu Karatedo – TT Huế.
- Ban lãnh đạo tiếp tục tìm kiếm các giải pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các Võ Đường, Câu lạc bộ, Phân Đường có được phòng tập, sân có mái che, trang thiết bị tập luyện nhằm tạo niềm tin cho võ sinh tham gia ngày càng đông.
- Các Võ Đường, Câu lạc bộ, Phân Đường phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo kịp thời Huấn luyện viên – Trọng tài – Vận động viên. Thành lập các Đội thi đấu, đội biểu diễn để tham dự các giải do các cấp tổ chức.
- Quan tâm việc phát triển phong trào về các huyện chưa có Câu lạc bộ của môn phái Cương nhu Karatedo, chú ý tập trung phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng núi.
Trên đây là một số vấn đề về ưu điểm, tồn tại trong lãnh đạo hoạt động của  Môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ I (2001-2010) và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của môn phái Cương nhu Karatedo nhiệm kỳ II (2010 – 2015), rất mong được Đại hội bàn bạc, đóng góp ý kiến .

       TM/Ban lãnh đạo Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế
   Võ Sư Nguyễn Văn Nhân

   






CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI C/NHU KARATEDO TTH- NHIỆM KỲ II
(Ngày 7/11/2010)
1.Chào cờ
2.Tuyên bố lý do, giới thiệu Đại biểu
3. Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách Đại biểu .
4. Mời đoàn chủ tịch và thư ký lên làm việc.
5. Nội dung làm việc của đoàn chủ tịch:
- Khai mạc đại hội.
- Đại diện Chủ tịch đoàn trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1 & phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2
- Chủ tịch đoàn điều hành thảo luận:
+ Các ý kiến các võ đường, phân đường, CLB, các sư huyng đệ trong môn phái tham gia thảo luận.
+ Mời ý kiến phát biểu chỉ đạo của cơ quan chuyên môn
+ Tiếp thu ý kiến chỉ đạo.
6.Bầu cử:
- Giới thiệu nhân sự ứng cử, bầu cử.
- Mời Ban kiểm phiếu lế làm việc.
- Ban kiểm phiếu thông qua Quy chế bầu cử.
- Ban kiểm phiếu phát phiếu bầu và bỏ phiếu.
- Mời Đại biểu nghỉ giải lao BKP kiểm phiếu
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử.
7. Ban lãnh đạo ra mắt .
8. Bế mạc Đại hội . / .











CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                        Huế, ngày 7 tháng 11 năm 2010


BÁO CÁO
KẾT QUẢ THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU DỰ ĐẠI HỘI
 CƯƠNG NHU 

KARATEDO THỪA THIÊN HUẾ - NHIỆM KỲ 2010 - 2015

Kính thưa: Quý vị Lãnh đạo, Quý vị Đại biểu và các Quý sư huynh đệ  trong môn phái.

Được sự phân công của Ban tổ chức, tôi xin báo cáo kết quả thẩm tra tư cách các Đại
biểu dự Đại hội Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ II (2010- 2015) như sau:

Theo tinh thần cuộc họp trù bị của môn phái ngày 1/11/2010, các ý kiến của Đại biểu đã thảo luận đi đến thống nhất về thành phần Đại biểu là:  Mời Đại biểu sư huynh đệ tham dự và chỉ đạo Đại hội. Đồng thời giao cho các phân đường, võ đường, Câu lạc bộ xét chọn, cử đại biểu ưu tú, tiêu biểu tham dự Đại hội.
Kết quả đến nay có 93 Đại biểu, đại diện cho 1.112 huyền đai, đệ nhất đẳng, trên đệ nhất đẳng của môn phái về tham dự Đại hội Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ II (2010- 2015).
Về tư cách Đại biểu: Hầu hết các Đại biểu sư huynh đệ và các Đại biểu đại diện các phân đường, võ đường, Câu lạc bộ đều là tiêu biểu trên các mặt:
- Về tình thần cống hiến vô tư cho võ đạo.
- Chấp hành tốt nội dung 8 Điều tâm niệm và 10 điều kỷ luật do môn phái Cương nhu Karatedo đề ra.
- Đoàn kết, xây dựng nội bộ và phát triển võ thuật Cương nhu Karatedo.
- Có thành tích trong phong trào, đạt kết quả bằng những tấm huy chương Vàng, Bạc, Đồng v.v…
Đã được xét chọn là ưu tú từ cơ sở, đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, tư cách  người võ sỹ đạo để tham dự Đại hội.
Đến giờ phút này chúng tôi chưa phát hiện có Đại biểu nào lợi dụng môn phái, dụng võ trái mục đích, gây hấn, quan hệ xã hội thiếu đúng đắn…làm ảnh hưởng thanh danh người võ sỹ đạo và uy tín Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế.
Tóm lại, hầu hết các đại biểu tham dự Đại hội Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ II (2010- 2015) hôm nay đã đảm bảo xứng đáng thực hiện quyền của đại biểu tại Đại hội.
    Trân trọng cám ơn . / .




CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH ĐH C/NHU KARATEDO TTH- NHIỆM KỲ II
1.Chào cờ (Anh Tân điều hành).
2.Tuyên bố lý do, giới thiệu Đại biểu (Anh Tân).
3. Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách Đại biểu (thầy Lê Quang Xê).
4. Mời đoàn chủ tịch và thư ký lên làm việc: Anh Tân nói: Theo tinh thần cuộc họp trù bị của môn phái ngày 1/11/2010, các ý kiến của Đại biểu đã thảo luận đi đến thống nhất danh sách đoàn chủ tịch và thư ký gồm: 1, 2, 3, ...Mời đoàn chủ tịch và thư ký lên làm việc.
5. Nội dung làm việc của đoàn chủ tịch:
- Khai mạc đại hội (Anh Tân mời Thầy  Toản – Trưởng bộ môm khai mạc).
- Đại diện Chủ tịch đoàn trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1 & phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2 ( thầy  Nguyễn Văn Nhân)
- Phân công Chủ tịch đoàn điều hành:
+ thầy Nguyễn Văn Đàm mời: Các ý kiến các võ đường, phân đường, CLB, các sư huyng đệ trong môn phái tham gia thảo luận….
+ Mời ý kiến phát biểu chỉ đạo của cơ quan chuyên môn:thầy Nhân  nói: Môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế tồn tại và phát triển là nhờ sự quan tâm ưu ái đặc biệt của các cơ quan chuyên môn. Hôm nay môn phái của chúng ta vinh dự có ông…đến dự và chỉ đạo Đại hội. Trân trọng kính mới ông ……………    phát biểu ý kiến chỉ đạo.
+ Sau ý kiến chỉ đạo, thầy Toản hoặc thầy Nhân thay mặt  Đoàn chủ tịch tiếp thu ý kiến chỉ đạo, nói: Thay mặt bộ mônchúng tôi xin cảm ơn ý kiến chỉ đạo của ………………………………là những đính hướng, chúng tôi tiếp thu và sẽ đưa vào chương trình hành động của môn phái.
6.Bầu cử:
- Giới thiệu nhân sự ứng cử, bầu cử:
- Ứng cử: Không
- Đề cử: Anh Nguyễn Văn Đàm nói: Theo tinh thần cuộc họp trù bị của môn phái ngày 1/11/2010, các ý kiến của Đại biểu đã bàn bạc thảo luận và chốt danh sách đề cử gồm: Anh Toản, Nhân, Đàm, Kha, Thảo, Ninh, Ngạn, Tuân, Vương, Xê.
- Mời Ban kiểm phiếu lên làm việc: Anh Đàm nói: Trong cuộc họp trù bị của môn phái cũng đã thống nhất giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm………Mời Ban kiểm phiếu lên làm việc.
- Ban kiểm phiếu thông qua Quy chế bầu cử (Có Quy chế kèm).
- Ban kiểm phiếu phát phiếu bầu và bỏ phiếu.
- Mời Đại biểu nghỉ giải lao BKP kiểm phiếu
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử.
7. Ban lãnh đạo ra mắt ( thầy  Nhân phát biểu nhận nhiệm vụ).
8. Bế mạc Đại hội (thầy Nhân  tổng kết).
9. Anh Tân mời ĐB về Khách sạn Kinh Đô  dùng cơm trưa . / .