Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

ĐẠI HỘI MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO


 






 



                   CỘNG HOÀ    XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


---------------------------
                                                       Huế, ngày 7 tháng 11 năm 2010


BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔN PHÁI
CƯƠNG NHU KARATEDO THỪA THIÊN HUẾ KHÓA II
NHIỆM KỲ 2010 - 2015

Trước hết chúng tôi chân thành cảm ơn sự quan tâm ưu ái đặc


 biệt của Quý vị lãnh đạo các cấp và các Môn phái bạn đã dành 

cho Môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế trong suốt

 thời gian qua.

Đặc biệt, hôm nay trong điều kiện bận rộn, Quý vị đã sắp xếp 

công việc và đến dự Đại hội đông đủ với môn phái Cương nhu 

Karatedo chúng tôi là đã tăng thêm phần long trọng, góp phần làm cho Đại hội thành công tốt đẹp.
Sau đây, được sự phân công của Ban lãnh đạo môn phái, tôi xin trình bày kết quả hoạt động của môn phái nhiệm kỳ I (2001- 2010) và phương hướng nhiệm vụ 2010-2015.
Trong 10 năm qua, hoạt động lãnh đạo của môn phái Cương nhu Karatedo có nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó vẫn còn nhiều tồn tại. Đại hội này nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân tồn tại, nhằm đề ra phương hướng và bầu Ban lãnh đạo mới để chỉ đạo đưa hoạt động võ thuật Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế ngày càng phát triển.
A. ĐÁNH GIÁ ƯU ĐIỂM:
I. Kết quả bảo vệ, giữ gìn sắc thái của Cương nhu Karatedo:
1. Tổ sư, cố Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đồng - Thầy chưởng môn đã  học tập, tiếp thu, chọn lọc và đã lấy tinh hoa võ thuật Quốc tế để bổ sung, làm phong phú thêm cho võ phái Cương nhu Karatedo phù hợp với trào lưu võ thuật thời đại.
Hệ thống chương trình do Thầy Chưởng môn đã nghiên cứu, bổ sung và để lại cho chúng ta một hệ thống chương trình huấn luyện chuẩn mực, các thế hệ huấn luyện viên đã giữ gìn, bảo vệ, đến nay đã rất phù hợp với Karatedo hiện đại mà liên đoàn Karatedo thế giới (JKF) đang duy trì và phát triển.
Về quyền thuật (Kata): Đối chiếu hệ thống quyền thuật của JKF với quyền thuật Cương nhu Karatedo vẫn đang có sự giống nhau, chưa có điểm nào sai lệch.
2. Biểu tượng thầy đã chọn làm huy hiệu cho môn phái làThái cực âm dương, nền dương đỏ, âm đen; âm khuyết, dương đầy; dương khuyết, âm đầy; bên trên là hàng chữ Việt “Cương nhu Karatedo”, bên dưới là hàng chữ hán “Cương nhu không thủ đạo”(Thủ là tay ). 
Theo ý Thầy thì: Dương và Âm chung sống cùng nhau để tồn tại, âm bổ khuyết cho dương và ngược lại. Theo thuyết Ngũ hành, màu đỏ biểu trưng cho hoả, màu đen biểu trưng cho thuỷ, hoả và thuỷ cùng tương khắc, nhưng cùng chung sống tồn tại, cũng như cương và nhu cùng tồn tại theo với nhau trong lý luận võ học Cương nhu Karatedo vậy.
 Cương nhu là thái độ xử sự linh hoạt giữa cứng rắn và mềm mỏng của người võ sỹ đạo (Chứ không phải mạnh và yếu). Nội dung Cương - Nhu mang ý nghĩa triết lý phương Đông sâu sắc nên trong những năm qua, bất luận trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn nào, các thành viên trong môn phái vẫn cố vươn lên trong khó khăn để tồn tại và luôn hướng về với cội nguồn, tôn thờ biểu tượng của Cương nhu Karatedo, vận dụng Cương nhu để duy trì và phát triển võ thuật.
Thể hiện trong quan hệ xã hội bị sự chi phối đa chiều, thuận lợi hoặc khó khăn,…người võ sỹ Cương nhu Karatedo đã biết vận dụng thuyết Cương nhu để đối nhân, xử thế, xử lý linh hoạt, phù hợp với các tình thế để nâng cao uy tín võ sỹ đạo.
Trong chiến đấu, người võ sỹ Không thủ đạo ( Tay không) chiến đấu đơn phương, đã phải sáng tạo, vận dụng trí tuệ, tìm hướng tối ưu để bảo toàn cá nhân và đạt được mục đích.
Đối với nội bộ Cương nhu: Anh em võ phái đã tiếp tục duy trì 8 Điều tâm niệm và 10 điều kỷ luật của môn phái Cương nhu Karatedo do Thầy để lại để phát triển, giáo dục cho các thế hệ võ sỹ, võ sinh về nội dung cư xử linh hoạt, mềm mỏng, khiêm cung, khiêm nhường, văn hóa. Vun đắp tình đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong duy trì và phát triển võ đạo.
 Trong đấu tranh, giữ gìn đoàn kết nội bộ đã thể hiện sự linh hoạt, nhiều ý kiến đóng góp cho nhau mang tính cứng rắn, nhưng đầy tính thương yêu, chân thành…mang lại đoàn kết nội bộ, tạo được sự tin yêu cho các thế hệ sau học tập - Đây là một đặc trưng nổi bật và bài học kinh nghiệm quý báu mà môn phái đã có được từ trước đến nay và mãi mãi về sau, chúng ta cần phải tiếp tục gìn giữ và vun bồi cho càng tốt đẹp hơn.
Đặc biệt, sau đại hội lần thứ I, các sư huynh đệ võ phái Cương nhu Karatedo đã cùng nhau tuân thủ, giữ gìn và đề cao 10 điều kỷ luật của Môn phái, xây đắp tình đoàn kết, tồn tại trên cơ sở tình cảm đậm đà tình thầy trò, huynh đệ, bằng hữu; tổ chức thăm viếng khi gặp hoạn nạn, ốm đau, hiếu hỷ đã trở thành nền nếp, truyền thống tốt đẹp…
II. Kết quả hoạt động  của Ban lãnh đạo:
1. Từ sau ngày đất nước thống nhất (Từ năm 1975 đến 1995), chức vụ Trưởng bộ môn qua 4 người: Ông Nguyễn Văn Nhân, Ông Lê Huy Chương, Ông Lê Minh Diệu, Ông Đinh Văn Thạnh. Do đời sống kinh tế và điều kiện khách quan tác động nên Môn phái chỉ dừng lại mức độ duy trì, chưa có sự phát triển rõ nét.
Đến ngày 11/11/2001, được sự cho phép của Sở Thể dục Thể thao Thừa Thiên Huế, Môn phái Cương nhu Karatedo tổ chức Đại hội lần thứ nhất ( Nhiệm kỳ 2001-2005) tại 25 Bà Triệu - Huế. Đại hội đã thông qua Quy chế, phương hướng hoạt động, bầu Ban lãnh đạo gồm 5 người: Ông Trương Trọng Toản - Trưởng bộ môn, Ông Nguyễn Văn Nhân - Phó bộ môn, Ông Cao Kha - Phó bộ môn, Bà Đoàn Thị Thảo - Thủ quỹ, Ông Nguyễn Bá Ninh - Thư ký.
Quy chế Đại hội Quy định 5 năm Đại hội 1 lần, do đó từ năm 2005 trở đi, Ban lãnh đạo đã nhiều lần hội ý về chủ đề Đại hội, có nhiều sư huynh và cựu huyền đai dự và tham gia ý kiến; tất cả đều đi đến thống nhất cao, Thư ký đã ghi biên bản cụ thể là tổ chức Đại Hội Môn phái nhiệm kỳ II (2005-2010); đúng ra đến nay là Đại hội lần III, nhưng do điều kiện khách quan, đã qua 10 năm mới tiến hành Đại hội lần thứ II.
2. Kết quả 10 năm (11/11/2001- 7/11/2010), Ban lãnh đạo mới do VS Trương Trọng Toản đã tìm kiếm các biện pháp, cách làm để đưa hoạt động của môn phái đáp ứng kịp với yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ đổi mới.
Trước mắt là đã khắc phục được những nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế, cụ thể là: Ban lãnh đạo làm việc phần nào đã tuân theo Quy chế thống nhất, chặt chẽ; hạn chế các dấu hiệu chệch hướng với hệ thống chương trình Cương nhu Karatedo do Thầy chưởng môn để lại. Thành tựu mang lại trong lãnh đạo phong trào của Cương nhu Karatedo đã góp phần quan trọng trong nền thể dục thể thao tỉnh nhà nói chung và môn phái Cương nhu Karatedo nói riêng.
III. Kết quả phát triển phong trào:
Theo số liệu báo cáo của các Câu lạc bộ thuộc võ phái Cương nhu Karatedo: Trong 10 năm qua, từ năm 2001 đến nay môn phái Cương nhu Karatedo đã có những phát triển không ngừng; các Câu lạc bộ ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Quảng Trị, Cửa Lò (Nghệ An), Hà Nội, Lạng Sơn, TP Hồ Chí Minh, Thừa Thiên Huế... đã mở hàng trăm khóa, đã có hàng chục ngàn lượt võ sinh tham gia luyện tập Cương nhu Karatedo, trong đó có trên 500 võ sinh trưởng thành, đã nâng đội ngũ huyền đai, đệ nhất đẳng, trên đệ nhất đẳng thuộc môn phái lên 1.120 người; tạo nguồn phong phú, bổ sung cho đội ngũ  huấn luyện viên, trọng tài có chuyên môn kỹ thuật cao, nhiều huấn luyện viên đã được tập huấn tổ trọng tài Quốc gia làm nòng cốt cho phong trào phát triển Cương nhu Karatedo.
Trong tỉnh cũng phát triển được nhiều Câu lạc bộ như: Ở Huế có Câu lạc bộ Đại học Sư phạm - Nơi Thầy từng xây dựng Trung tâm huấn luyện trước 1975 và các phường trong thành phố- Do Thầy Toản lãnh đạo; ở các huyện có Câu lạc bộ Phong Điền, Hương Trà, Phú Vang, Quảng Điền, A Lưới– Do Thầy Kha, thầy Nhân, thầy Tuân lãnh đạo.
IV.Những thành tích:
Các Câu lạc bộ thuộc môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế đã tích cực hưởng ứng các phong trào thể dục thể thao do các cấp phát động, đã cử nhiều đoàn tham dự thi, đã mang lại những thành tích đáng kể. Đặc biệt tham gia giải Karatedo cấp Tỉnh hàng năm, Câu lạc bộ Huế, Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền (lần đầu tham gia giải) đã giành được thành tích bằng những tấm huy chương Vàng, Bạc, Đồng.
Thái độ tham gia được các Ban tổ chức, Huấn luyện viên đánh giá tinh thần vô tư, thái độ nhiệt tình; thắng không kiêu, bại không nãn, đó là cách sống đáng tự hào về tình thần võ đạo nói chung và Cương nhu Karatedo nói riêng.
Về tổ chức giải nội bộ: Từ năm 2001 – 2010, nội bộ Cương nhu Karatedo đã tổ chức được một giải toàn tỉnh, mặc dù chưa hoàn chỉnh lắm nhưng cũng thể hiện sự phát triển tiến bộ, đã mang lại ý nghĩa về sự gắn kết giữa các Câu lạc bộ môn phái trong toàn tỉnh.
Ngoài ra, Cương nhu Karatedo còn thường xuyên tổ chức các giải giao lưu giữa các Câu lạc bộ với nhau để học hỏi, rút kinh nghiệm. 
B. TỒN TẠI:
 Bên cạnh những thành tựu mang lại trong lãnh đạo phong trào của Môn phái Cương nhu Karatedo đã góp phần quan trọng trong nền thể dục thể thao tỉnh nhà nói chung và môn phái Cương nhu Karatedo nói riêng vẫn còn những tồn tại.
Một là: Việc tổ chức giải: Cương nhu Karate là một bộ phận của hệ thống thể dục thể thao. Trong 10 năm qua, nhiều đơn vị có nguyện vọng xin phép tham gia, nhưng chỉ có 3 đơn vị Hương Trà, Quảng Điền, Phong Điền được tham gia. Trong nội bộ chỉ tổ chức được một lần tranh giải nội bộ toàn tỉnh.
Hai là: Hoạt động chỉ đạo: Thông tin cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn phong trào TDTT chưa được quán triệt đến cơ sở, dẫn đến môn phái Cương nhu Karatedo chưa nổi bật, bị dừng lại với mức độ duy trì chứ chưa phát triển, đôi khi vị thế của môn phái Cương nhu Karatedo bị lãng quên từ phía chính quyền và các cơ quan chuyên môn.
Ba là: Về tổ chức đào tạo lực lượng: Môn phái chúng ta đã có nhiều huấn luyện viên kỳ cựu, có trình độ chuyên môn cao, tính sư phạm tốt; so với các hệ phái khác, các tỉnh khác, môn phái Karatedo toàn quốc thì Cương nhu Karatedo chỉ có 4 trọng tài cấp Quốc gia (Được UBTDTT Việt Nam cấp bằng) là quá ít, trong 10 năm qua chưa tổ chức huấn luyện cho các Câu lạc bộ lần nào.
Bốn là: Về tổ chức những ngày lễ kỷ niệm: Tổ chức ngày sinh nhật, lễ  kỷ niệm
của Môn phái và ngày giỗ của Thầy chưa chu đáo, chưa thường xuyên, chưa tạo được truyền thống tốt đẹp của Cương nhu Karatedo để giáo dục truyền thống về Môn phái cho thế hệ sau.
Tóm lại, trong mười năm qua, mặc dù những người tham gia lãnh đạo võ thuật chỉ là cống hiến, không có lương hoặc khoản thu nhập nào, nhưng cơ bản đã lãnh đạo Môn phái Cương nhu Karatedo đoàn kết. Đa số các thành viên đã tích cực xây dựng môn phái Cương nhu Karatedo ngày càng phát triển, góp phần đóng góp vào phong trào thể dục thể thao nói chung và phong trào võ thuật nói riêng trên địa bàn tỉnh nhà. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan, đời sống kinh tế còn gặp khó khăn nên một vài thành viên trong Ban lãnh đạo đã giảm sút tinh thần cống hiến; dẫn đến có những khuyết điểm, như: Về tính tổ chức chưa cao, chưa thực hiện đúng quy chế, kỷ cương và nề nếp hoạt động của Môn phái. Chưa thấu hiểu những ý kiến chân thành của quý sư huynh, sư đệ …có thể có nguy cơ suy yếu.
C. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NHIỆM KỲ 2010 – 2015
1. Mục đích:
- Xây dựng môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế đoàn kết, tồn tại và phát triển, hoạt động đúng hướng và hiệu quả.
- Chú trọng phát triển Môn phái nhằm đảm bảo về số lượng cũng như chất lượng; tập trung vào đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên tham gia tập luyện Cương nhu Karatedo, góp phần tạo nguồn lực cho việc phát triển năng khiếu, đào tạo tài năng đóng góp vào thành tích của Môn phái, liên đoàn và tỉnh.
- Chủ động hội nhập với phong trào võ thuật cả nước, kêu gọi hỗ trợ kinh phí nhằm thực hiện ước mơ của quý sư huynh, đệ “Về xây dựng võ đường trung tâm hoặc trụ sở của môn phái Cương nhu Karatedo – TT Huế và thực hiện trang Website của môn phái”.
- Thường xuyên tổ chức ngày sinh nhật của Môn phái 22/8 và ngày giỗ Tổ 10/4 âm lịch hằng năm nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp của các thế hệ Cương nhu Karatedo, tạo được sự gắn bó, đoàn kết của Quý sư huynh đệ môn phái.
2. Nhiệm vụ:
- Phát huy tinh thần, trách nhiệm của các thành viên Môn phái trong công tác quản lý, điều hành phát triển Môn phái Cương nhu Karatedo trên địa bàn toàn tỉnh.
- Cùng với các cấp tham gia đảm đương hệ thống tổ chức thi đấu của thành phố, các huyện, tỉnh và quốc gia.
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên…có đầy đủ năng lực trong công tác chỉ đạo, huấn luyện, thi đấu của Môn phái Karatedo tỉnh nhà.
- Đẩy mạnh thực hiện tính xã hội, khoa học và hiện đại của Môn phái Cương nhu Karatedo TT Huế phù hợp với trao lưu của thời đại. Xây dựng, quảng bá phong trào Cương nhu Karatedo rộng khắp, phấn đấu tham gia và đạt những thành tích cao, có huy chương trong các giải thi đấu của Tỉnh và Quốc gia hằng năm.
3. Chương trình hành động:
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động cuả Ban lãnh đạo, đưa vị thế của Môn phái Cương nhu Karatedo ngày càng cao hơn, nhằm thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ rèn luyện sức khoẻ theo tiêu chí “Khoẻ để bảo vệ Tổ quốc”.
- Đẩy mạnh phong trào Cương nhu Karatedo rộng rãi trên phạm vi toàn tỉnh; tập trung giáo dục thể chất, phẩm chất đạo đức, tinh thần cho người luyện tập; trước hết tập trung thu hút đối tượng thanh thiếu niên, học sinh các cấp, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn toàn tỉnh.
- Giữ vững sự đoàn kết trong môn phái, gắn bó, nhất trí cao trong Ban lãnh đạo để chỉ đạo, vận động toàn thể võ phái khắc phục khó khăn, hướng tới mục đích chung của hoạt động võ thuật, xem đây là sự sống còn của môn phái.
- Phân công các thành viên tham gia cụ thể trên các lĩnh vực:
+ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên.
+ Xây dựng giáo trình giảng dạy và huấn luyện mang tính hệ thống, bài bản; xây dựng chương trình huấn luyện và thi các cấp.
+ Sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu, biên soạn để có một hệ thống lý luận phản ảnh nguồn gốc, tinh hoa, bản sắc của Cương nhu Karatedo – TT Huế.
- Ban lãnh đạo tiếp tục tìm kiếm các giải pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các Võ Đường, Câu lạc bộ, Phân Đường có được phòng tập, sân có mái che, trang thiết bị tập luyện nhằm tạo niềm tin cho võ sinh tham gia ngày càng đông.
- Các Võ Đường, Câu lạc bộ, Phân Đường phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo kịp thời Huấn luyện viên – Trọng tài – Vận động viên. Thành lập các Đội thi đấu, đội biểu diễn để tham dự các giải do các cấp tổ chức.
- Quan tâm việc phát triển phong trào về các huyện chưa có Câu lạc bộ của môn phái Cương nhu Karatedo, chú ý tập trung phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng núi.
Trên đây là một số vấn đề về ưu điểm, tồn tại trong lãnh đạo hoạt động của  Môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ I (2001-2010) và phương hướng, nhiệm vụ hoạt động của môn phái Cương nhu Karatedo nhiệm kỳ II (2010 – 2015), rất mong được Đại hội bàn bạc, đóng góp ý kiến .

       TM/Ban lãnh đạo Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế
   Võ Sư Nguyễn Văn Nhân

   






CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI C/NHU KARATEDO TTH- NHIỆM KỲ II
(Ngày 7/11/2010)
1.Chào cờ
2.Tuyên bố lý do, giới thiệu Đại biểu
3. Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách Đại biểu .
4. Mời đoàn chủ tịch và thư ký lên làm việc.
5. Nội dung làm việc của đoàn chủ tịch:
- Khai mạc đại hội.
- Đại diện Chủ tịch đoàn trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1 & phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2
- Chủ tịch đoàn điều hành thảo luận:
+ Các ý kiến các võ đường, phân đường, CLB, các sư huyng đệ trong môn phái tham gia thảo luận.
+ Mời ý kiến phát biểu chỉ đạo của cơ quan chuyên môn
+ Tiếp thu ý kiến chỉ đạo.
6.Bầu cử:
- Giới thiệu nhân sự ứng cử, bầu cử.
- Mời Ban kiểm phiếu lế làm việc.
- Ban kiểm phiếu thông qua Quy chế bầu cử.
- Ban kiểm phiếu phát phiếu bầu và bỏ phiếu.
- Mời Đại biểu nghỉ giải lao BKP kiểm phiếu
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử.
7. Ban lãnh đạo ra mắt .
8. Bế mạc Đại hội . / .











CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

                                        Huế, ngày 7 tháng 11 năm 2010


BÁO CÁO
KẾT QUẢ THẨM TRA TƯ CÁCH ĐẠI BIỂU DỰ ĐẠI HỘI
 CƯƠNG NHU 

KARATEDO THỪA THIÊN HUẾ - NHIỆM KỲ 2010 - 2015

Kính thưa: Quý vị Lãnh đạo, Quý vị Đại biểu và các Quý sư huynh đệ  trong môn phái.

Được sự phân công của Ban tổ chức, tôi xin báo cáo kết quả thẩm tra tư cách các Đại
biểu dự Đại hội Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ II (2010- 2015) như sau:

Theo tinh thần cuộc họp trù bị của môn phái ngày 1/11/2010, các ý kiến của Đại biểu đã thảo luận đi đến thống nhất về thành phần Đại biểu là:  Mời Đại biểu sư huynh đệ tham dự và chỉ đạo Đại hội. Đồng thời giao cho các phân đường, võ đường, Câu lạc bộ xét chọn, cử đại biểu ưu tú, tiêu biểu tham dự Đại hội.
Kết quả đến nay có 93 Đại biểu, đại diện cho 1.112 huyền đai, đệ nhất đẳng, trên đệ nhất đẳng của môn phái về tham dự Đại hội Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ II (2010- 2015).
Về tư cách Đại biểu: Hầu hết các Đại biểu sư huynh đệ và các Đại biểu đại diện các phân đường, võ đường, Câu lạc bộ đều là tiêu biểu trên các mặt:
- Về tình thần cống hiến vô tư cho võ đạo.
- Chấp hành tốt nội dung 8 Điều tâm niệm và 10 điều kỷ luật do môn phái Cương nhu Karatedo đề ra.
- Đoàn kết, xây dựng nội bộ và phát triển võ thuật Cương nhu Karatedo.
- Có thành tích trong phong trào, đạt kết quả bằng những tấm huy chương Vàng, Bạc, Đồng v.v…
Đã được xét chọn là ưu tú từ cơ sở, đảm bảo tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất, tư cách  người võ sỹ đạo để tham dự Đại hội.
Đến giờ phút này chúng tôi chưa phát hiện có Đại biểu nào lợi dụng môn phái, dụng võ trái mục đích, gây hấn, quan hệ xã hội thiếu đúng đắn…làm ảnh hưởng thanh danh người võ sỹ đạo và uy tín Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế.
Tóm lại, hầu hết các đại biểu tham dự Đại hội Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế nhiệm kỳ II (2010- 2015) hôm nay đã đảm bảo xứng đáng thực hiện quyền của đại biểu tại Đại hội.
    Trân trọng cám ơn . / .




CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH ĐH C/NHU KARATEDO TTH- NHIỆM KỲ II
1.Chào cờ (Anh Tân điều hành).
2.Tuyên bố lý do, giới thiệu Đại biểu (Anh Tân).
3. Báo cáo kết quả thẩm tra tư cách Đại biểu (thầy Lê Quang Xê).
4. Mời đoàn chủ tịch và thư ký lên làm việc: Anh Tân nói: Theo tinh thần cuộc họp trù bị của môn phái ngày 1/11/2010, các ý kiến của Đại biểu đã thảo luận đi đến thống nhất danh sách đoàn chủ tịch và thư ký gồm: 1, 2, 3, ...Mời đoàn chủ tịch và thư ký lên làm việc.
5. Nội dung làm việc của đoàn chủ tịch:
- Khai mạc đại hội (Anh Tân mời Thầy  Toản – Trưởng bộ môm khai mạc).
- Đại diện Chủ tịch đoàn trình bày báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 1 & phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 2 ( thầy  Nguyễn Văn Nhân)
- Phân công Chủ tịch đoàn điều hành:
+ thầy Nguyễn Văn Đàm mời: Các ý kiến các võ đường, phân đường, CLB, các sư huyng đệ trong môn phái tham gia thảo luận….
+ Mời ý kiến phát biểu chỉ đạo của cơ quan chuyên môn:thầy Nhân  nói: Môn phái Cương nhu Karatedo Thừa Thiên Huế tồn tại và phát triển là nhờ sự quan tâm ưu ái đặc biệt của các cơ quan chuyên môn. Hôm nay môn phái của chúng ta vinh dự có ông…đến dự và chỉ đạo Đại hội. Trân trọng kính mới ông ……………    phát biểu ý kiến chỉ đạo.
+ Sau ý kiến chỉ đạo, thầy Toản hoặc thầy Nhân thay mặt  Đoàn chủ tịch tiếp thu ý kiến chỉ đạo, nói: Thay mặt bộ mônchúng tôi xin cảm ơn ý kiến chỉ đạo của ………………………………là những đính hướng, chúng tôi tiếp thu và sẽ đưa vào chương trình hành động của môn phái.
6.Bầu cử:
- Giới thiệu nhân sự ứng cử, bầu cử:
- Ứng cử: Không
- Đề cử: Anh Nguyễn Văn Đàm nói: Theo tinh thần cuộc họp trù bị của môn phái ngày 1/11/2010, các ý kiến của Đại biểu đã bàn bạc thảo luận và chốt danh sách đề cử gồm: Anh Toản, Nhân, Đàm, Kha, Thảo, Ninh, Ngạn, Tuân, Vương, Xê.
- Mời Ban kiểm phiếu lên làm việc: Anh Đàm nói: Trong cuộc họp trù bị của môn phái cũng đã thống nhất giới thiệu danh sách ban kiểm phiếu gồm………Mời Ban kiểm phiếu lên làm việc.
- Ban kiểm phiếu thông qua Quy chế bầu cử (Có Quy chế kèm).
- Ban kiểm phiếu phát phiếu bầu và bỏ phiếu.
- Mời Đại biểu nghỉ giải lao BKP kiểm phiếu
- Ban kiểm phiếu báo cáo kết quả bầu cử.
7. Ban lãnh đạo ra mắt ( thầy  Nhân phát biểu nhận nhiệm vụ).
8. Bế mạc Đại hội (thầy Nhân  tổng kết).
9. Anh Tân mời ĐB về Khách sạn Kinh Đô  dùng cơm trưa . / .