Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

VÕ ĐƯỜNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ

CLB Karate Hương Phong

VÕ ĐƯỜNG  PHONG SƠN 



Lược sử hình thành và phát triển clb cn karate do – phong điền

800x600
Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

Câu lạc bộ Cương nhu karate Phong Điền thành lập năm 1987 . Suốt chặng đường dài hơn hai mươi năm, việc luyện tập
của câu lạc bộ vào những ngày đầu không làm sao tránh những khó khăn , nhất là điều kiện sân bãi, cư mổi lần mưa đến

Võ Đường Hương Cần

Cách đây 32 năm (1980) đươc sự cho phép của chính quyền địa phương các cấp .Võ đường CN KARATEDO Hương Cần đã thành lập .Một thời gian daì từ đó đến nay, có những khó khăn thuận lợi , biến đổi thăng trầm do điều kiện khách quan có , chủ

CƯƠNG NHU KARATE DO HC

Cố võ sư Chưởng môn Ngô Đồng


LỊCH SỬ MÔN MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATE
Môn phái cương nhu karatedo được thành lâp năm 1965 đến ngày 22-8 – 1967 tổng nha thanh niên thời bấy giờ cấp giấy phép , môn phái chính thức thành lập tại Huế .Võ đường có tên gọi : “TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CƯƠNG NHU KARATE” . Đặt tại giảng đường trường đại học sư phạm HUẾ , do võ sư chưởng môn NGÔ ĐỒNG sáng lập .

http://www.vobinhdinh.com/Images/VS_NgoDong.jpg
Võ sư Ngô Đồng
Võ sư NGÔ ĐỒNG xuất thân từ một gia đình trí thức tại Hà nội , có truyền thống võ học , Ông là môn đồ của phái Thiếu Lâm Vịnh Xuân, đồng thời nghiên cứu nhiều môn phái võ cổ truyền Viêt nam , các võ phái hiện đại như judo, karatedo, Akido………, . Đặc biệt ông là người đầu tiên tiếp thu , luyện tâp môn võ VOVINAM do Tổ Sư NGUYỄN LộC sáng lập .Ông đã lĩnh hội tinh thần vũ trụ quan đông phương một cách uyên thâm . Ngoài lĩnh vực võ học, ông còn là một nhà khoa học danh tiếng : giáo sư tiến sĩ sinh vật học tốt nghiệp tại Hoa kỳ, giảng viên trường đại học khoa học Huế , Viện trưởng viện đại học Quảng Đà < nay là đại học Đà Nẳng > , giảng viên trường đại học Plorida, Hoa kỳ.
Môn phái cương nhu ra đời lấy biểu tượng ÂM DƯƠNG làm nền tảng triết lý cho võ phái để Rèn luyện nhân cách, trau dồi văn-thể-mỹ . Có sức khoẻ để học tập và xây dựng võ phái không ngừng vươn lên, phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trên đấu trường Quốc gia vàQuốc tế- Môn phái CN KARATEDO., đã hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước, tiếng nói của môn phái có trọng lượng đáng kể trong làng võ Việt Nam .
Trong thời gian giảng dạy tại trường đại học Plorida Hoa Kỳ . Võ sư Ngô Đồng đã đưa môn võ CƯƠNG NHU KARATE vào giảng dạy cho từng lớp sinh viên đang theo học tại trường , từ đó được nhân rộng ra các tiểu bang ở Hoa Kỳ cũng như các nước trên thế giới.
Võ sư Chưởng môn Ngô Đồng sinh ngày 04- 10 – 1937 tại Hà Nội . Ông là người có kiến thức về võ học , sớm tiếp thu các môn võ cổ truyền . Năm 1956 Ông định cư tại Huế, trước sự du nhập các hệ phái võ thuật phương tây ,.Ông đã nhanh chóng tiếp thu và luyện tập . Ông được một vị võ sư Nhật Bản Choi SuzuKi truyền dạy trường phái karate cổ điển. , về sau Ông tiếp tục nghiên cứu các trường phái hiện đại - . Với kiến thức sẳn có, với tinh thần yêu võ thuật , Ông đã vận dụng triết học Đông phương đưa vào võ học nhằm hệ thống hoá thành lâp môn phái cương nhu karate ngày nay. Ông không những là một võ sư nổi tiếng mà còn là một nhà khoa học danh tiếng đã nêu ở trên. Ông mất ngày: 15 - 05 – 2000.

CƯƠNG NHU LÀ MỘT VÕ THUẬT HOÀN CHỈNH

PHÁT TRIỂN TOÀN BỘ CON NGƯỜI

 VS Nguyễn Văn Nhân

HOẠT ĐỘNG MÔN PHÁI C-N-KARATE QUA CÁC THỜI KỲ


GIAI ĐOẠN : 1965-1970 .V S : CHƯỞNG MÔN NGÔ ĐỒNG trực tiếp giảng dạy , tại giảng đường đại học Học sư phạm Huế.



http://cuongnhukaratedo.com/home/images/stories/osensei.jpg
PHỤ TÁ HUẤN LUYỆN : VS :VĨNH VY.
VS : VĨNH HƯNG
GIAI ĐOẠN : 1970-1975 . VS: VĨNH VY trực tiếp giảng dạy khoá đai đen … vào sáng chúa nhật hằng tuần.

Cố võ sư phó chưởng môn Vĩnh Vi
PHỤ TÁ HUẤN LUYỆN : VS : VĨNH HƯNG
VS : LÊ HUY CHƯƠNG
Trong giai đoạn này, đa số võ sinh các trường đại học, trung học, và thanh thiếu niên đều ghi danh tập luyện tại giảng đường Đại học HUẾ.

“ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CƯƠNG NHU KARATE ”


Thời gian tâp luyện : 12h - 13h . 17h - 18h , vào cac ngày thứ hai ,ba , tư, năm , sáu bảy . ngày chúa nhật dành luyện tâp cho khoá huyền đai trở lên. Ngoài ra các câu lạc bộ võ thuật cũng được mỡ rộng tại các trường trung học trong thành phố, do các huấn luyện viên môn phái giảng dạy
GIAI ĐOẠN : 1975-1985 : VS : VĨNH VY chuyển vào ở tại thành phố HỒ CHÍ MINH .giảng dạy võ thuật và điêu hành môn phái CN KARATE tại thành phố.Tại HUẾ được sự uỷ quyền của VS: VỈNH VY . VS : NGUYỄN VĂN NHÂN . Điều hành môn phái CN KARATE tại Huế .

Võ sư Nguyễn Văn Nhân
Trong giai đoạn này địa điểm tâp luyện được chuyển đến Cung an định HUẾ . Cung văn hoá thiếu nhi ,. Dưới sự chỉ đạo của Thành đoàn. Từ đó môn võ CN KARATE được đưa vào tập luyện cho cán bộ CNVC nhà máy vôi LONG THỌ , và các câu lạc bộ võ thuật tại HUẾ cũng như các huyện xã trong tĩnh.
GIAI ĐOẠN : 1985-1990: VS : NGUYÊN VĂN NHÂN .Do điều kiện công tác, tạm.ngưng điều hành môn phái:
VS : LÊ HUY CHƯƠNG phụ trách TRƯỞNG MÔN PHÁI C N . KARATEDO . T- T- HUẾ
Võ sư Lê Huy Chương
Giai đoạn này các câu lạc bộ tiếp tục phát triển mạnh tại thành phố , các huyện xã thuộc tĩnh , tham gia nhiều phong trào hoạt động võ thuật của tỉnh thành .
GIAI ĐOẠN: 1990-1995: VS: LÊ MINH DIỆU . phụ trach “TRƯỞNG MÔN PHÁI”. Tiếp tục phát triển.
Võ sư Lê Minh Diệu
GIAI ĐOẠN: 1995-2000:VS : ĐINH VĂN THẠNH .phụ trách “ TRƯỞNG MÔN PHÁI “. Tiếp tục phát triển .
Võ sư Đinh Văn Thạnh
GIAI ĐOẠN: 2000-20O5:VS: TRƯƠNG TRỌNG TOẢN. phu. Trách “ TRƯỞNG MÔN PHÁI “ .sau khi đại hội môn phái nhiệm kỳ 2000- 2005 bế mạc.

Võ sư Trương Trọng Toản
GIAI ĐOẠN : 2005-2010 : VS : TRƯƠNG TRỌNG TOẢN .Tiếp tục giữ chức vụ “ TRƯỞNG MÔN PHÁI” . Trong hai nhiệm kỳ . Võ sư Trương trọng Toản , không ngừng xây dựng phát triển môn phái ngày càng lớn mạnh đối với phong trào võ thuật tỉnh nhà
GIAI ĐOẠN : 2010-2015 VS: NGUYỄN VĂN NHÂN . phụ trách “ TRƯỞNG MÔN PHÁI” .Sau khi đại hội môn phái nhiêm kỳ 2010 – 2015 . bế mạc . VÕ SƯ : NGUYỄN VĂN NHÂN . Được hội đồng Huyền Đai bầu giữ chức vụ : VÕ SƯ : TRƯỞNG MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO . NHIỆM KỲ “2010 – 2015”.
Võ sư Nguyễn Văn Nhân - Trưởng môn phái

CƯƠNG NHU KARATEDO HC

Ý nghĩa của màu đai

MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO

ĐAI TRẮNG : Giống như hạt giống, chưa nẩy mầm để thành thân cây, khi chưa gieo vào lòng đất. Giống như một người bắt đầu chưa biết gì về võ thuật .
ĐAI TRẮNG MỘT VẠCH XANH : Như chiếc mầm được mọc lên khi hạt giống được gieo vào lòng đất.

ĐAI TRẮNG HAI VẠCH XANH : Mầm xanh tiếp tục phát triển. , thân cây non phát triển .
ĐAI XANH : Một cây phát triển đầy đủ lá thân rể
ĐAI XANH MỘT VẠCH NÂU : Biểu tượng cho sự vững chắc của cây , khi rể , thân, cành , lá phát triển mạnh mẽ .
ĐAI XANH HAI VẠCH NÂU : Sự phát triển rể bám sâu vào lòng đất, nuôi thân cây vững chắc, cành lá xanh tốt .
ĐAI NÂU : Biểu tượng vững chắc , khoẻ mạnh , cứng rắn của thân cây .
ĐAI NÂU MỘT VẠCH ĐEN : Giai doạn này là sự trưởng thành của cây .
ĐAI ĐEN : Một cây đại diện cho sự tăng trưởng toàn diện . khẳn định sức mạnh đã hội đủ .Cũng như sự trưởng thành
Của con người và bắt đầu một con đường mới của viêc học tâp .
TÓM LẠI : Màu đai được mang trong quá trình tập luyện, giống như một hạt giống được gieo vào lòng đất . Nẩy mầm ,
Tăng trưởng , vững chắt khi rể , thân , cành , lá phát triển đầy đủ , khoẻ mạnh .

CƯƠNG NHU KARATEDO HC

Chương trình huấn luyện Cương Nhu Karatedo



TỪ ĐAI TRẮNG ĐẾN ĐAI ĐEN


PHẦN NHẬP MÔN
A- NÓI VỀ Ý NGHĨA CƯƠNG NHU KARATEDO
1 – CƯƠNG NHU ( ÂM DƯƠNG) - ( CỨNG – MỀM)
2 - KARATE (KHÔNG THỦ) – (TAY KHÔNG )
3 – DO ( ĐẠO )
B- TIỂU SỬ TÓM TĂC CỦA MÔN PHÁI
1- Học tập nội qui, kỷ luật của môn phái
2- ý nghĩa cách chào và thiền.
C -BÀI TẬP KHỞI ĐỘNG : TAY : xoay tay, lắc cổ tay , khớp cổ tay , cùi tay , khớp vai. – Quay tay ( thuận nghịch.-)
- 1- ĐẦU – CỔ : - Đánh đầu ( trước , sau , trái , phải ) - Xoay đầu ( trái , phải )
2 - HÔNG ,BỤNG : - Đánh chéo hông , vặn người , xoay người , gập người .
3 - MÔNG- Xoay mông, lắc mông , kéo, đẩy .
4- CHÂN – Xoay gối , ngồi nhón gót, ngồi đưa chân 90 độ, xàn chân ,xoạt chân, (ngang ,dọc)vắt chân, xoay các đầu
ngón chân , vắt chân vác vai .
D- KHỞI ĐỘNG TỔNG HỢP:
1- Tư thế ngồi bẹt chân : - Vặn người qua trái , vặn người qua phải , - gặp người sát đất về trước , nằm người ngã ra sau ,
ngồi bẹt chân 9o độ
Đ- TƯ THẾ NGỒI DUỔI CHÂN ;
1- Ngã người ra sau , hai chân chạm đát
2- Bật người về phía trước, cúi đầu sát đầu gối.
3- Ngồi vắt chân qua gáy
4- Hít đất hai tay nắm

Hệ Thống Quyền ( Kata ) Môn Phái C N Karatedo )


TƯ ĐAI TRẮNG ĐẾN ĐAI ĐEN :
- Tai kyuku 1 , phối hợp 1 , taikyuku 2 , taikyuku 3.
- Pinan 1(heanshodan) , pinan 2 (heannidan) ,pinan3 (heansandan) , pinan 4 (heanyondan), pinnan (godan).
- Teki1 (tekishodan), teki 2(tekinidan), teki 3 (tekisandan)
Jute – chinte – mai hoa quyền .ĐAI ĐEN MỘT ĐẲNG TRỞ LÊN.
- Kankudai , bassaidai, gankaku, hangetsu , sochin , empi , jion ,
- Jansu , unshu , kankusho ,wankan ,gojushihodai , nijiushiho ,
- Meikyo , usu ,gojushihosho ,
- Mai hoa quyền 2 , bát bộ liên hoa quyền , thái cực quyền ,
- Nội lực : tensho , thiết bố sam , bát đoạn cẩm ,
- Binh khí : quyền kiếm sai , nunchaku , tomfa . . .

CƯƠNG NHU KARATEDO

Cương Nhu Karatedo

giữa đồng môn và cá thể trong xã hội , là môn sinh của võ phái , phải coi trọng lễ nghi và truyền thống của môn phái , kỷ luật khắt khe không kém gì trong quân trường . võ đường chúng ta luyện tập, người Nhật gọi là : DOJO (do:là đạo- jo : là; nơi ) DOJO : là nơi rèn luyện phẩm chất và đạo đức . Là nơi rèn luyện toàn thân trở thành vũ khí sắt bén , để khi hửu sự là cứu cánh cho bản thân. Trước khi vào tập môn sinh phải chắp tay thiền định tập trung tâm trí vào luyện tập .

Môn phái C N KARATEDO không phải là môn võ chỉ dựa trên sức mạnh mà nó được hình thành dựa trên nguyên tắc sinh hoc , vật lý học . Khi tôi ở giai đoạn trưởng thành , thầy thường dạy rằng : Muốn đạt kết quả trong con đường võ thuật , phải hội đủ ba điều kiện: “Võ thuật , khả năng , tinh thần” Tôi luôn luôn nhớ lời thầy dạy : Một người võ giỏi mà không có đạo đức thì chỉ là con người vô dụng trong xã hội. Cương nhu karatedo dùng để tự vệ , vì vây bài quyền “CN THƯỜNG KHỞI ĐẦU BẰNG THẾ THỦ, HAY THẾ ĐỠ”. ĐỂ ngầm chứa môn võ chỉ để tự vệ. Những võ sinh vào học môn Cương nhu karatedo , muốn nắm bắt tuyệt chiêu , kỷ năng tự vệ hoặc chiến đấu, để mong lên đai , lên đẳng , nhưng khi đã trải qua quá trình luyện tâp mới biết rằng : Võ học vô bờ , núi cao có núi cao hơn . Vì vậy các cao thủ Cương nhu karatedo luôn luôn điềm đạm , khiêm tốn ,họ luyện tập với tư thế tâm bình , trí tĩnh. Không tranh thắng thua .Có một niềm tin thấu đáo để đạt đến “ CHÂN –THIỆN –MỸ” . Cương nhu karatedo . dựa trên tinh thần bình đẳng, đậm tính nhân văn, và luôn giữ phong cách tinh thần võ sĩ đạo
KÍNH MÀ KHÔNG SỢ
TÔN TRỌNG MÀ KHÔNG SÙNG BÁI
LỂ PHÉP MÀ KHÔNG CÚI LÒN
MÊM MỎNG MÀ KHÔNG NHU NHƯỢC
Đoàn Văn Chương
Huyền đai Tam Đẳng
Quy chế thi lên cấp và đẳng

Phần thi lên cấp đai

CÁC PHẦN THI LÊN CẤP ĐAI
(Từ đai trắng lên huyền đai)

 

Chương trình huấn luyện cấp 1

CẤP I: ĐAI NÂU I TẤT ĐEN
(Thời gian 6 tháng, 108 giờ)
Dự bị Huyền Đai

Chương trình huấn luyện cấp 2

CẤP 2 ĐAI NÂU
(Thời gian 4 tháng – 72 giờ tập)
 

Chương trình huấn luyện cấp 3

CẤP 3: ĐAI XANH HAI VẠCH NÂU
(Thời gian 3 tháng, 54 giờ tập)

Chương trình huấn luyện cấp 4

CẤP 4: ĐAI XANH MỘT VẠCH NÂU
(Thời gian 3 tháng – 34 giờ tập)
 
Trang 1