Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

HẠNH PHÚC CỦA ĐÔI DÉP GIÀ



 -SINH TỪ CÁT BỤI YÊU THƯƠNG 


-LÀ HAI CHIẾC DÉP ĐỜI THƯỜNG GẶP NHAU


 -GÁNH GỒNG QUA NHỮNG THƯƠNG ĐAU 


-CHIẾC SAU CHIẾC TRƯỚC TRẦU CAU MỜ DẦN


 -QUAN VIÊN CHO TỚI THỨ DÂN 


-ĐỀU MANG ĐƯỢC CẢ KHÔNG PHÂN BIỆT GÌ 


-NHỤC VINH KHÔNG KỊP NGHĨ SUY


-KHI LÊN THẢM LỤA, KHI ĐI RA ĐỒNG

-TRÊN VAI LUÔN PHẢI GÁNH GỒNG 

-CHÀ MÒN NĂM THÁNG MÀ KHÔNG KÊU GÀO 


-VÔ TƯ KẺ THẤP NGƯỜI CAO 


-LÀM THÂN ĐÔI DÉP ĐI VÀO ĐI RA


 -ĐI GẦN RỒI LẠI ĐI XA


-HẠ VỀ, THU ĐẾN, ĐÔNG QUA LẠNH LÙNG

 -GẶP THẰNG DỞ DỞ ĐIÊN KHÙNG


-VÔ NĂM BA CHÉN ĐÙNG ĐÙNG QUĂNG XA 

-THẾ LÀ GẶP TRẬN PHONG BA 


-ĐỨT QUOAI, GẢY ĐẾ, MÒN DA, BẠC MÀU ... 


-VẪN LÀ HAI CHIẾC BÊN NHAU 


-NGỦ YÊN TRÊN ĐỐNG ĐỒNG THAU GIỮA ĐỜI . 


-Văn Nhân Hương Cần

VỆ TINH



Ta ! VỆ TINH được sinh ra từ trái đất



Lên ở thinh không để kiểm soát đất trời

Thấy loài người đang cấu xé lẫn nhau

Hổn độn uống , hổn độn ăn

Người chạy ngược kẻ chạy xuôi

Vì thăng quan tiến chức

Có nơi đang mịt mù khói súng

Con nai rừng không còn đất sống

Chốn rừng xanh nay trống vắng mất rồi

Làm Thần Núi , Thần Sông nổi cơn thịnh nộ

Kéo chúng sanh về với nham thạch phiêu bồng

Về với biển cả mênh mông thối rữa

Có AI đó xin một lần chạnh lòng trắc ẩn

Hãy giành cho trời đất một tí nghỉ ngơi .


Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

PHONG SƠN ( XỨ RÙNG )


PHONG SƠN ( XỨ RÙNG )

Sim tím Xứ Rùng thơ và rượu
Phong Sơn một thoáng nhớ hương đời
Chuyền cành chim hót vang đồi mộng
Qua rồi ta vẫn nhớ khôn nguôi
              * * *
Cùng với bạn đời tóc hoa trắng
Hồng trần mùi tục gác ngoài tai
Cây xanh chen lấn vui với nắng
Qua cầu " không nguyện hết thở dài "
              * * *
Những người trong cuộc , chơi mới biết
Đi vào huyền thoại một ngày mơ
Đường đá chông chênh mòn năm tháng
Rượu mồi thấp thoáng bóng nàng thơ
              * * *
Vịt , gà , dê núi và ao cá
Tiêu xanh , rau diếp lá mơ mùa
Ngày nào thức ấy tha hồ hưởng
Có tiền đâu dễ có mà mua
              * * *
Đều vươn tất cả lên từ đất
Hạnh phúc đem đến với người này
Đôi khi là niềm đau kẻ khác
Nhưng đây bố thí của đất trời
              * * *
Tôi mời anh cùng tôi nâng chén
Hát khúc tay tiên thỏa đợi chờ
Vườn bên vương vấn vài giọt nắng
Ra về bầu bạn vẫn còn mơ .

Văn Nhân tặng Kha Phú Ngạn
 

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2013

HÃY NGHIÊM ĐỂ CHÀO QUÁ KHỨ


ÔN NGHÈO

Hết tết rồi-sang ngày thứ 21 của tháng giêng,giò,chả từ tết vẫn còn.Thịt kho với mắm loại A (hoa) của cát hải,gắp ra gắp vào,con cháu không ăn! (Thừa dinh dưỡng chăng?).Cũng may nhờ ơn Chính phủ,nhà có chiếc tủ lạnh cũ(không phải tủ "quả thực"-mà nhà mua lại),chứ nếu không thức ăn đổ đi từ lâu rồi.

Bất giác mình nhớ lại cuộc sống trước 1986...
Nó đây:

Giấy chứng nhận sở hữu xe đạp

Chứng nhận đăng ký máy thu thanh và "Cấm nghe đài địch"

Giấy chứng nhận sử dụng máy thu thanh "Orionton"












DÂN NÔ NỨC ĐI SẮM TẾT.

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 1

Sắm Tết thời bao cấp chủ yếu dựa vào các cửa hàng mậu dịch. Các cửa hàng được "trang hoàng" các tấm pa-nô, áp phích, trang trí cho có không khí ngày Tết.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 2
Ai cũng lo lắng làm sao mua cho hết tiêu chuẩn... Tết của nhà mình. Từ ngày 20 Tết, các cửa hàng bách hóa bắt đầu đông nghịt.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 3
Cảnh xếp hàng dài chờ đến lượt mua hàng cạnh Nhà hát Lớn Hà Nội.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 4
Mua vải may quần áo cho trẻ con. 
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 5
Tết không thể thiếu khoanh giò hay miếng thịt quay.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 6
Sau khi sắm đủ nhu yếu phẩm cho ngày Tết, người ta mới ghé qua gian hàng mứt, rượu Tết. Rượu Tết ngày xưa chỉ có rượu cam, rượu chanh. Xịn nhất là rượu Nàng Hương.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 7
Ở đâu người ta cũng thông báo những mặt hàng Tết như thế này, nhưng nếu không mua nhanh sẽ hết.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 8
Chỉ một chút mứt thập cẩm, đựng trong hộp bìa mỏng manh nhưng cũng đủ để mọi người cảm nhận không khí Tết đang về với từng nhà.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 9
Mứt Tết và bánh chưng là 2 thứ không thể thiếu trong Tết cổ truyền của người Việt.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 10
 Tranh Tết, lịch Tết, câu đối Tết bày bán ở vỉa hè dành cho khách mua về treo hay làm quà cho gia đình.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 11
Quầy bán tranh, hoa Tết...

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 12
Bàn đổi tiền lẻ những ngày giáp Tết rất đông.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 13
Cửa hàng bán pháo ngày Tết báo hiệu xuân mới về, năm cũ qua đi, đón chào một năm mới.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 14
Những đứa trẻ thời bấy giờ luôn bị thu hút bởi những chùm pháo đỏ, hồng tại cửa hàng tạp hóa như thế này.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 15
Ngày giáp Tết, tàu xe đi lại rất khó khăn. Nhiều người phải thay nhau sắp hàng mua vé tàu suốt mấy ngày đêm may ra mới mua được vé. Không mua được vé, nhiều người phải ngồi trên nóc tàu.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 16
Ô tô ngày Tết cũng chen chúc không kém gì tàu hỏa.

... tới khung cảnh Tết đến mọi nhà...

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 17
Sau bao ngày tất tả chuẩn bị Tết, cuối cùng mọi việc đâu cũng vào đấy. Chiều 30, mọi người trong gia đình quây quần quanh mâm cỗ tất niên.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 18
Tiếng pháo nổ đì đùng mỗi khi Tết đến luôn ở mãi trong tâm trí của mỗi người. Nó báo hiệu xuân đã tới, một năm mới đã sang.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 19

Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 20
Những đứa trẻ thích thú kiếm tìm với hy vọng nhặt được quả nào chưa nổ trong đống xác pháo rải đầy mặt đất.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 21
Đường phố Hà Nội những ngày Tết.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 22
Đồng tiền lì xì cho trẻ em thời đó.
Khi Tết qua đi...
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 23
Sau Tết, mọi người bắt đầu trở lại với công việc của mình.
Chùm ảnh: Hoài niệm ngày Tết thời bao cấp 24
Với mỗi người làm ăn xa, giây phút ấm áp được trở về đoàn tụ bên gia đình những ngày Tết tuy ngắn ngủi nhưng sẽ là động lực giúp họ cố gắng làm việc trong suốt năm tới.



Có bạn chắc sống vào thời kỳ đó,viết thế này:

"Bạn ạ! Dùng tem phiểu vẫn phải dùng tiền chứ, nhưng giá rẻ hơn. Tuy vậy chỉ có chừng thôi, tối thiểu. Ngày ấy dân thường Hà Nội cũng có tem phiếu, nhưng tiêu chuẩn thấp hơn người đi làm. Đi làm cũng phân ra nhiều cấp độ, trực tiếp sx khác với lao động gián tiếp ở văn phòng. Sinh viên các trường chuyên nghiệp cũng có tem phiếu như người đi làm. Chỉ có dân nông thôn thì chẳng có gì, khổ hơn nhiều. Rồi có những cửa hàng dành riêng cho cán bộ cao cấp với bìa C trở lên, trong đó bán đồ ngon và dồi dào hàng nên chả phải chen lấn như ở ngoài. Nói chung đó là biện pháp tình thế của thời chiến.
Tôi còn nhớ hè năm 1972, khi Mỹ ném bom miền Bắc trở lại, muối khan hiếm nên mỗi người chỉ được mua mỗi lần 1 cân mà xêp hàng dài nhằng. Nhà nào đông con đang tuổi lớn thì bao giờ cũng thiếu gạo. Đứa trẻ được sinh ra là đi làm giấy khai sinh ngay để được tiêu chuẩn. Trẻ em cú 2 năm đựoc tăng thêm 1 kg gạo. Đi học thì giấy vở đen thui còn dính trấu và rơm, 1 mặt nhám sì. SGK hai ba đưa chung 1 quyển. Được cái hồi đó sgk không thay đổi liên tục như bây giờ nên bọn tôi mua lại sách cũ hoặc anh chị để lại cho em. Mùa đông, có nhiều đứa chỉ cáo vài cái áo thường mặc chồng lên nhau cho đỡ rét.
Năm 1977, khi bên ngoài hết viện trợ cho ta, đất nước khó khăn vô cùng, phải ăn độn 70% trong khẩu phần. Tôi còn nhớ nhà tôi có sổ ăn bánh mì, 4 người 4 cái trong các ngày chẵn. Bánh mì to lắm 225 gam, nhưng làm men thủ công ủ chua nên cái ruột chua loét ghét lắm giá có 1 hào 1 cái, néu bán cũng được gần 1 đồng nên nhà tôi thườ bán đi rồi ăn phở mậu dịch chỉ 5 hào. Phở 5 hào chỉ lưng nửa bát, nhưng giá bình dân nên sáng và trưa đông lắm, xếp hàng dài. Còn bên kia là phở 1 đồng, tiền gấp đôi nên khách ngồi tại chỗ có người bưng tới và bát đầy đặn hơn. Thương tâm nhất là những người ăn xin dạt ở quê ra. Họ đứng ngoài cửa chờ khách ăn xong là vào dồn lại và ngòi ăn tự nhiên. Toi từng chúng kiến có người khách mới nahr cục bầy nhầy ra bàn, thế là ông kia hốt ngay cho vào mồm ngon lành như sợ đứa khác lấy mất. Ăn xin bây giờ còn lâu nhé! Họ chỉ lấy tiền thôi, và ra quán gọi món ngon hơn mình nhé! Thời đó nhiều ngừoi đói vào giáp hạt, họ kéo nhau ra HN xin thương lắm. Họ đi cả nhà có cả cụ già móm mém hết răng. Người ta cho cơm nguội mà cụ ăn ngon lành thương lắm. Sau vài năm nữa, sang tập kỷ 80 họ di dân tự do vào Nam rất đông mong thoát nghèo ở vùng đất mới.
Nói về thời đó nói chung là nghèo, nhưng người ta sống tình cảm hơn, ít tranh giành nhau hơn."


(Theo T.T D.L HOÀNG SA).

Thế mới hay,mới gần ba chục năm cuộc sống dân mình cũng khá lên,ít ra cũng phải hơn dăm ba nước trên thế giới chứ ít à?
Văn Nhân sưu tâm từ chị Tư

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

TUYỆT VỜI HƯƠNG CẦN

    Ở     QUÊ     HƯƠNG      ANH

    TRỜI   CAO   TRONG  XANH

     ĐẤT    NHIỀU    CÂY   XANH

     NGƯỜI KHÔNG LƯU MANH


Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Sơn trại Kha và Phú)


THĂM CHIẾN TRƯỜNG XƯA (Sơn Trại Cao Kha và Ng Phú
NƠI ĐÂY NGÀY XƯA CHIẾN TRƯỜNG MÙI KHÓI SÚNG
ĐÀO HÀO SÂU PHI NGHĨA , CHIẾN TRANH VỀ
KẺ THÙ VÀ ĐỒNG ĐỘI MỘT MÀU DA
CHA DU KÍCH CÒN CON LÀ LÍNH
AI ĐẶT RA CÁI RẮM RỐI CỦA SỰ ĐỜI
CŨNG MẢNH ĐẤT , CON NGƯỜI LÀ THẾ
MÁU CỦA ÔNG ĐÃ NHUỘM ĐỎ ĐẤT ĐAI
CHA LÀ LIỆT SĨ NHỤC VINH TỪNG TRÃI

 CÓ AI BIẾT MẸ , LÒNG ĐAU NHƯ CẮT
MAY MÀ ĐẤT NƯỚC HÒA BÌNH THỐNG NHẤT
CHIẾN TRƯỜNG XƯA THÀNH AO CÁ RUỘNG VƯỜN
CHA , CON, CHÁU ,CHẮC... THẾ HỆ NÀY SƯỚNG THẬT
CŨNG MỘT " TRẬN CÀN " NHƯNG ĐƯỢC MẺ CÁ CHO ĐỜI
CON TRÂU XANH BẬT CƯỜI NHÌN CỎ DẠI
LŨ CHÓ SỦA VANG THAY TIẾNG SÚNG , THANH BÌNH
TA MỪNG NHAU CHÉN NÀY THÊM CHÉN NỮA 

HÁT ĐẾN THÂU ĐÊM NHỮNG ĐIỆP KHÚC VÔ THƯỜNG
Văn Nhân Tặng Kha Phú Ngan
 (8 ảnh)
                                      SƠN TRẠI
Hình ảnh: Cá và Đình Nghi có một bữa nhậu tuyệt vời
            ĐÌNH NGHI VÀ CÁ                                                                         PHÚ , NGẠN VÀ CÁ
Hình ảnh