Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

TÙY BÚT CỦA KHÁNH LI

Tùy Bút của Khánh Ly
"Trich"
(Khánh Ly từng nói Trịnh là hình, còn Bà là bóng.)
Đức Mẹ La Vang và Quảng Trị không kéo tôi ra khỏi nỗi đau. Huế và Anh lại cho tôi nơi chốn bình yên. Tôi không thể khóc trong tay Anh. Tôi chỉ có thể ngồi bên Anh yên lặng mà cảm nhận tình thương từ ánh mắt dịu dàng bao dung. Ánh mắt đó vẫn theo tôi, vẫn luôn luôn nhắc nhở tôi, hãy sống tử tế với một tấm lòng. Anh vẫn đi cùng tôi qua những miền nắng ấm, những ngày bão mưa tuyết đổ.Khuôn viên Đại Học, hội trường Công Giáo, Phật Giáo. Những lớp học tiếng Việt. Trẻ mồ côi tàn tật, người già neo đơn.
Tôi muốn đi cùng Anh đến mọi nơi mọi miền chia sẻ những may mắn của mình trong đời cho người bất hạnh. Anh đã nói các bạn là những người không may mắn, mất đi một phần thân thể của mình nhưng tâm hồn các bạn còn nguyên vẹn; trong khi ngoài đời có rất nhiều người lành lặn nhưng tâm hồn lại khiếm khuyết… Anh ru đời đừng tuyệt vọng. Tôi là ai… là ai… mà yêu quá đời này. Anh tuyệt vời biết bao. Anh đã đến và ở lại trong trái tim những người yêu Anh. Ở lại mãi mãi vòng tay Hà Nội. Nụ cười Hội An. Tấm lòng Đà Nẵng. Mọi người sẽ đến để gặp Anh… Lại gần với nhau. Ngồi kề bên nhau. Thù hận xin quên. Đây quê hương mình… Tâm hồn Anh. Trái tim Anh sẽ mãi mãi đi cùng với người yêu Anh trên khắp các nẻo đường quê hương từ thành thị đến thôn xóm ruộng đồng.
Chỉ còn vài tiếng đồng hồ nữa tôi sẽ rời Việt Nam. Buổi chiều. Một buổi chiều tháng 05 , con đường Duy Tân cây dài bóng mát. Con ngõ nhỏ, cho đến bây giờ, không có gì thay đổi. Tôi muốn đến chào Anh trước khi ra đi. Tôi muốn nhìn lại cái cầu thang tôi đã lên xuống nhiều lần. Tôi muốn nhìn lại chiếc ghế Anh ngồi. Chỗ Anh hay ngồi với bạn bè với tôi. Tôi muốn tìm xem Anh đã ngồi đâu khi ký cho tôi chữ ký cuối cùng. Thì ra Anh không hề quên tôi.
Trong giây phút đó, Anh vẫn nhớ đến những tháng ngày hạnh phúc của một thời bé dại. Phải. Ở một nơi xa lắm, cho đến cuối đời, tôi luôn ôm ấp một tình yêu dành cho Anh. Tình yêu dành cho một người cha. Một người anh. Một người bạn.
Cánh cổng nặng nề đã khép lại sau lưng, tôi vẫn nghe lẫn trong tiếng cười vui của anh Sâm Thương, anh Nguyễn Quang Sáng, anh Dương Minh Long, Bảo Phúc, Từ Huy… Em hãy sống tử tế với mọi người… Tôi sẽ cố gắng để dẫu không làm được gì tốt đẹp thì cũng không đến nỗi phụ tấm lòng của Anh.
Lòng tôi bỗng nhẹ nhàng bước đi không quay lại. Không có ai nhìn theo. Mãi mãi không còn ai nhìn theo. Cái Ngõ Trịnh đáng yêu ở đó có một người luôn bên cạnh tôi. Luôn đi cùng tôi. Ở đó có một ngôi nhà tôi luôn mong mỏi mở cửa bước vào mà chân cứ ngập ngừng.
Khánh Ly, California tháng 05 năm 2014
Theo Việt Nam Net

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH CƯƠNG NHU Ở HẢI NGOẠI


Tổ chức hành chánh hội Cương Nhu Oriental Martial Arts Association (CNOMAA).
Tôi viết sơ lược về cách tổ chức của CNOMAA (viết gọn là Hội CN) để chúng ta trao đổi thêm tin tức Cuong Nhu.
Về chuyện dạy võ, võ đạo, võ thuật, tiêu chuẩn thi lên đai, v.v… thì từ trước đến nay đều hoàn toàn tùy thuộc vào Võ Sư Chưởng Môn. Thường thì trước khi có các thay đổi lớn như đổi chương trình, đổi tiêu chuẩn, thêm phần Nhu, thêm bớt các kata, v.v… thì Thầy và VS Quỳnh có hội ý với các Võ Sư Cao Đẳng (Masters) [1] và các võ sư trưởng các trường (Head of School)[2] nhưng quyết định thì đều ở Chưởng Môn. Vào các thập niên 1980s, 1990s Thầy Ngô Đồng muốn thay đổi chương trình CN nên Thầy hay họp và bàn luận với các võ sư Hoàng Thống Lập, Mary Davis, Frank VanEssen, John Burns, Mike Ponzio [3] nhiều lần. Có khi ở Gainesville, Florida, có khi ở Atlanta, Georgia hay các nơi khác. Thường thì chỉ họp, bàn luận trong một hai buổi là xong, nhưng cũng có lần mọi người đi máy bay đến một thành phố xa, ở hotel, họp hai hôm, như hình thức “đóng cửa” – xa lánh chuyện nhà, nghề nghiệp, để chú tâm bàn về việc phát triển môn phái.
Về chuyện dạy võ, thu học trò, phát triên môn phái thì Thầy Ngô Đồng ngoài võ thuật và võ đạo cao siêu, còn là người có khiếu về giáo dục và có cách dạy tuyệt vời. Những chuyện đó tôi đã viết trong các bài về Thầy, và sẽ hoàn tất các phần còn lại sau. Về tổ chức hành chánh thì phải nói là CN rất gặp may mắn trong các năm đầu. Trong lớp thứ ba, thứ tư, thì có hai người rất giỏi về hành chánh và lãnh đạo. Họ giúp Thầy rất nhiều trong việc tổ chức, đặt nền móng cho Cuong Nhu. Họ viết nội quy, ghi danh với tiểu bang, làm luật bầu cử, điều hành, ngân quỹ, tài chánh, v.v… Họ được các đồng môn tín nhiệm, bầu lầm Chủ Tịch đầu tiên và Chủ Tịch thứ hai của Hội CN. Đó là Ted Srygley và Mike Cochrane. Về võ thuật thì hai người này khi bắt đầu học CN cũng khoảng 35-40 tuổi nên đấm đá hơi cứng, học đến đai nâu rồi đứng đó luôn. Tuy võ thuật có thể không bằng các đồng môn trẻ tuổi nhưng về lãnh đạo cũng như điều hành thì họ rất giỏi và nhiều kinh nghiệm. Họ là những người dễ mến, có lòng, có tài, yêu mến sư huynh đệ và góp phần rất lớn cho sự trưởng thành CN ở Mỹ. . Ted lúc đó là Giám Đốc hệ thống thư viện Nha Y Dược của trường Đại Học University of Florida. (Sau này tôi mới biết Ted là người rất nổi tiếng toàn nước Mỹ trong ngành Thư Viện, được xem như tiên phong trong việc áp dụng computer vào ngành). Mike và bà vợ là Gina lúc đó đã lập ra và điều hành công ty ở thành phố Gainesville, có rất nhiều kinh nghiệm trong thương trường.
Các hoạt động hành chánh CN hiện nay cũng gần giống hai ba chục năm trước. Hiện nay (2014) ngoài số tiền đóng học hàng tháng, tùy theo địa phương, [4] thì tất cả võ sinh, võ sư, dù học ở các trường chuyên nghiệp hay học ở các clubs, muốn dự các kỳ thi lên đai thì phải đóng nguyên liễm (annual dues) đều đặn. Niên liễm cho mỗi người là $35 đô la, cho trọn gia đinh là $50, nếu vào học sau tháng 6 thì giảm giá, chỉ phải đóng $20 cá nhân và $30 cho gia đình. Thủ tục đóng tiền đều qua internet nên rất nhanh, đơn giản. Thi lên đai đen và cao hơn thì lệ phí là $100 [5].
Nếu không muốn bị nhắc nhở mỗi lần thi, hay muốn giúp Hội trong việc tài chánh, nhiều người đóng tiền nhập hội Cuong Nhu suốt đời luôn (lifetime membership). Cá nhân $500, gia đình $750. Hiện nay (2014) có 158 hội viên suốt đời [6]
Từ các nước khác, nhìn số tiền niên liễm hàng năm hay lệ phí thi thì có thể thấy là cao, nhưng theo thời giá ở Mỹ thì rất nhẹ và so với các môn phái khác thì tiền này cũng ít hơn nhiều. Tiền này lâu rồi vẫn giữ nguyên, không tăng. Tôi đóng tiền nhập hội suốt đời (lifetime membership) hai mươi mấy năm trước, số tiền cũng như bây giờ, không tăng theo thời giá.
Khi tôi lên Ngũ Đẵng (1984), mỗi lần Thầy nhờ tôi đi các trường xa để dạy hay chấm thi thế cho Thầy, Hội đều trả trọn chi phí như máy bay, hotel, v.v… cho tôi. Lúc đó các trường xa chưa đủ sức. Dần dần thành thông lệ. Trong vòng hai chục năm nay thì Hội trả hết chi phí cho tất cả các võ sư hàng Masters (lục đẳng trở lên) về dự Trại Huấn Luyện hàng năm (vé máy bay, tiền ăn ở, lệ phí ghi danh IATC). Riêng các trại huấn luyện vùng thì các trường hay tổ chức thì nay dư sức để lo chuyện đó khi họ mời Võ Sư Chưởng Môn hay các Masters về dự trại huấn luyện vùng nên Hội không cần phải lo chuyện đó như trước nữa.
_____________________________________________________________________________
[1] Võ Sư Cao Đẳng = 6 đẳng trở lên. Võ sinh CN ở Mỹ gọi là Master, tiếng Nhật là Shihan
[2] Trưởng các trường = Head Instructors hoặc là Head of Schools, có thể là Nhất Đẳng hay cao hơn.
[3] Hoàng Thống Lập, Mary Davis, Frank VanEssen học lớp võ CN đầu tiên (1971) với Thầy, John Burns và Mike Ponzio học các lớp sau (1973). Năm người này lên lục đẳng đầu tiên CN hải ngoại, năm 1995. Khi có học trò lên lục đẳng thì từ đó (1995), Thầy được mọi người trong Cuong Nhu, cũng như các môn phái khác, gọi là Grand Master Ngô Đồng.
[4] Về học phí, xem thêm ở đây
http://www.cuongnhuatlanta.com/pricing.html
http://fairwoodmartialarts.com/prices
Ngoài các trường nhà nghề ở các phố, có nhiều Cuong Nhu club ở các trường đại học hay trung học thì dạy miễn phí, không phải nộp tiền hàng tháng, hoặc nếu có, chỉ tượng trưng.
[5] xem lệ phí thi ở đây:
http://cuongnhu.com/Default.aspx?PID=46&CATID=3
[6] xem danh sách hội viên suốt đời ở đây:
http://www.cuongnhu.com/LifeTimeMemberList.aspx
__________________________________________________________
Ảnh măc võ phục chụp khi năm người bạn thi đỗ lục đẩng 1995. Từ trái qua phải: Hòng Thống Lập, Mike Ponzio, Thầy Ngô Đồng, Mary Davis, John Burns, Frank VanEssen. Ảnh mặc áo quần thường tại Emory University, Atlanta, Georgia để soạn lại chương trình CN, khoảng 1985. Từ trái qua phải: Mike, Mary, Frank, Thầy Ngô Đồng, John, Lập.



Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

49 NĂM NGÀY KỸ NIỆM MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO .

KỶ NIỆM 49 NĂM THÀNH LẬP MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATE DO
22/08/1965-22/08/2014
Vào ngày này (22/08) cách đây 49 năm, môn phái Cương Nhu Karate Do được thành lập tại Huế dưới sự sáng lập và giảng dạy của võ sư Ngô Đồng.
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua, chừng đó thời gian cũng đủ làm cho những mái đầu xanh hóa màu bạc trắng, sỏi đá cũng nổi màu rêu phong, bụi mờ phong kín vạn vật. Nhưng khí chất Cương Nhu vẫn còn đọng mãi để rồi lan tỏa khắp năm châu.
Chúng ta nhìn lại quá khứ để biết nguồn gốc, lấy đó làm nền tảng xây dựng hiện tại và phát triển tương lai. Môn phái Cương Nhu Karate Do vẫn và sẽ tiếp tục chung sức, đồng lòng với nhau phát huy tinh thần “ Võ” và “ Đạo” đúng như sự kỳ vọng của cố võ sư Ngô Đồng.
Nhân ngày thành lập môn phái, kính chúc các sư huynh đệ, các võ sinh của môn phái Cương Nhu Karate Do sức khỏe, đạt được những thành tựu trong tập luyện và cuộc sống.
Võ sư: Nguyễn Văn Nhân












Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH

MÔN PHÁI CƯƠNG NHU TOA ĐÀM VỀ KHÍ CÔNG DƯỠNG SINH VÀ SỨC KHỎE CHO MỌI NGƯỜI . Tổ chức tại Quán HỢP PHỐ Số 3/76 TP Huế .












HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH

CHIỀU NAY QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH VÕ ĐƯỜNG HƯƠNG CẦN ĐI THĂM VÀ GIÚP ĐỠ CHO VÕ SINH TRẦN VIẾT THÀNH Ở HƯƠNG PHONG , BỊ BỆNH THOÁI HÓA THẬN .