Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

ĐẠO VÀ VÕ TRONG CUONG NHU

ĐẠO VÀ VÕ TRONG CƯƠNG NHU
*********************************
Môn Phái Cương Nhu Karatrdỏ do Giáo Sư Chưởng Môn Ngô Đồng sáng lập và chính thức hình thành vào ngày:22 -8-1965 với tên hiệu: TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CƯƠNG NHU KARRATE DO trong thời gian này phong trào phát triển rất hưng thịnh. 
Đến năm 1975 theo sự thăng trầm của đất nước,các Võ Sư đã có một thời ly tán tha hương, mỗi người tìm một chân trời góc biển để bảo toàn sự sống, đó là một tai họa,nhưng người xưa nói rằng"Họa trung hữu phúc" nhờ vậy mà hôm nay các môn đồ cương nhu đã có mặt trên mọi miền đất nước cũng như ở nước ngoài.
Cho dù ở đâu đi nữa thì tấm lòng tri ân môn phái chúng tôi vẫn mang theo suốt cả cuộc đời,cũng như ngọn lửa của sự sống mà cha ông đã truyền thừa cho cháu con.
Môn phái Cương Nhu là một môn võ đạo được sự liên kết tương thông mối đồng cảm giữa đồng môn và cá thể trong xã hội.
"Tiên học lể hậu học võ" đó là châm ngôn của môn phái cương nhu,môn phái cương nhu rất coi trọng lể nghi và truyền thống, nơi nơi võ đường chúng ta tập luyện người Nhật gọi là: DOJO là đạo đường, DO:là đạo JO:là nơi, DOJO:là nơi rèn luyện phẩm chất đạo đức. 
Trước khi vào tập môn sinh phải chấp tay thiền định để xua đi những công việc hằng ngày,tập trung vào công việc tu luyện 
Môn sinh phải chào khi vào võ đường chào Tổ chào Thầy chào Huynh đệ,chào bạn đồng môn trong những bài tập hay lúc đấu luyện,
phải chào Huynh đệ lúc ở ngoài võ đường.
Môn Cương nhu karatedỏ không phải là môn võ chỉ dựa trên sức mạnh,mà được hình thành dựa trên nguyên tắc vật lý học.
Khi chúng tôi ở giai đoạn trưởng thành thầy Ngô Đồng đả dạy rằng, muốn đạt kết quả tốt trong võ thuật phải hội đủ ba điều kiện: Võ Thuật , khả năng và tinh thần.
Một người giỏi võ mà không có tinh thần đạo đức thì chỉ là một tên du đãng,hay một kẻ sát nhân, không có lợi ích gì cho xã hội.
Một người học võ mà không có tri thức,chỉ là một vệ sĩ trên đường phố. 
Cương nhu Karatedo không phải môn võ để đánh nhau,mà môn võ khởi đầu chỉ để tự vệ vì vậy các bài quyền của cương nhu thường khởi đầu bằng thế thủ hoặc thế đở để ngầm chứa một môn võ chỉ để tự vệ. 
Những võ sinh mới vào học môn cương nhu,muốn nắm được kỷ năng tuyệt chiêu để chiến đấu,mong được lên đai lên đẳng,nhưng khi đã trãi qua quá trình luyện tập mới biết rằng võ học vô bờ "núi cao có núi cao hơn" 
Vì vậy các cao thủ cương nhu Karatedo luôn điềm đạm, khiêm tốn họ luyện tập võ thuật rất bình thảng, không tranh thắng thua ở đời, một miền tin và thấu đáo cố mong đạt đến: CHÂN- THIỆN-MỸ. 
không bí ẩn, không sâu xa,không đao to búa lớn mà nhẹ nhàng và thân thiện, luôn đưa tinh thần võ sĩ đạo vào trong cuộc sống. 
Môn phái cương nhu karatedỏ dựa trên tinh thần bình đẳng đậm tính nhân văn và luôn giữ phong cách tinh thần võ sĩ đạo là: 
Kính mà không sợ
Tôn trọng mà không sùng bái 
Lễ phép mà không cúi lòn
Mềm mỏng mà không nhu nhược 
Đó là điều đặc biệt mà tôi đã hấp thụ được,thu nhận được qua năm tháng luyện tập môn cương nhu Karetedỏ do chính Giáo sư Chưởng Môn Ngô-Đồng giảng dạy đậm tính nhân văn là như vậy. 
ĐOÀN VĂN CHƯƠNG (MT:2014)

VIẾT VỀ HỌC HÀNH

Viết về Học Hành. (Hoàng Thống Lập, 2/12/2014)
Trường Cương Nhu ở Raleigh, North Carolina, Hoa Kỳ, có tên là Shuhari Dojo. Thấy tên này cũng hay nên tôi viết vài dòng giải thích ý nghĩa chữ Shuhari.
Hoc võ, theo phương pháp của người Nhật, thường trải qua ba giai đoạn. Họ tóm gọn trong chữ “Shuhari.”
1: “SHU” là học những thế võ, những bài quyền mà Thầy và các sư huynh đệ đồng môn đã chỉ dạy. Chúng ta chuyên cần luyện tập các thế võ, học thuộc các bài quyền, hiểu cách phân thế, cách ứng dụng. Thầy dạy như thế nào, chúng ta hoàn toàn giữ nguyên, không thay đổi gì cả.
2. “HA” là sau khi đã đi đúng quyền pháp, luyện tập công phu, chúng ta bắt đầu biết, cảm nhận và có sự lựa chọn bằng cách bỏ bớt đi các bài quyền hay các thế võ. Chúng ta cũng có thể thay đổi cách ứng dụng để võ thuật thích hợp với cá nhân ta hơn.
3. “RI” là sáng tạo thêm những cái mới cho hoàn toàn thích hợp với ta. Chúng ta có thể dựa trên các bài quyền cũ, các thế võ xưa và thay đổi chút ít. Chúng ta cũng có thể sáng tạo hoàn toàn các bài quyền mới. Chúng ta làm theo trí óc cũng như con tim mình. Khi có sự sáng tạo, xem như phần học đã xong.
Ngắn gọn hơn, chúng ta có thể tạm dịch Shuhari là “học, quên, sáng tạo”
Trong truyện Cô Gái Đồ Long, Kim Dung có viết về chuyện học võ của Trương Vô Kỵ. Khi cường địch Mông Cổ do Triệu Minh là thủ lãnh lên núi Võ Đang thách đấu, mội người được chứng kiến Tổ sư Trương Tam Phong dạy môn võ ông mới sáng tạo cho môn đồ Trương Vô Kỵ, phần đầu là Thái Cực Quyền, phần sau là Thái Cực Kiếm. Tổ sư biễu diễn bài Thái Cực quyền xong hỏi Vô Kỵ xem nhớ được bao nhiêu thế. Chỉ nhìn một lần, Vô Kỵ đã nhớ gần một nửa, Tổ Sư khen giỏi và đi lại bài quyền lần thứ hai thì Vô Kỵ nhớ hơn hai phần. Tổ Sư dạo quyền lần thứ ba với nhiều thế khác thì mọi người thấy Vô Kỵ suy nghĩ rồi nói “Bây giờ con đã quên hết rồi”. Tổ sư Trương Tam Phong lúc đó nói:” Tôt lắm, bây giờ con đã đủ sức đấu với kẻ địch”
Thế còn hành?
Trong võ thuật Karate, khi học thì theo nguyên tắc Shuhari nhưng khi hành thì chỉ một nguyên tắc. Nguyên tắc đó ở một chữ “Không”. Sau đây là câu nói của vị Tổ Sư Karate, Funakoshi Gichin:
“Như tấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏ hết tính ích kỹ, hung ác, để cho tâm được an bình tĩnh lặng thì mới đối phó được những bất trắc trong cuộc đời. Đây là nghĩa chữ Không (Kara) trong Không Thủ Đạo – Karate Do.”
Lập (2/12/2014)