Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

THƯ CÁM ƠN 28 / 3 / 2015

THƯ CÁM ƠN
Môn phái Cương Nhu Karate Do Việt Nam xin gửi lời chúc mừng sức khỏe đến quý huynh đệ đồng môn, bằng hữu ở Hải ngoại. Qua đây chúng tôi gửi lời cám ơn chân thành đến quý huynh đệ đã tạo điều kiện, giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất tài trợ cho võ sư Nguyễn Văn Nhân có chuyến đi sắp tới để tham dự IATC 2015 tại Raleigl – North Carolina – USA và giao lưu với các võ đường tại USA.Với số tiền trên 6.000 USD. Cám ơn sự quan tâm đặc biệt của võ sư Chưởng Môn Ngô Quỳnh, võ sư Phó Chưởng Môn Ngô Bảo, võ sư Hoàng Thống Lập và em Nguyễn Duy Long cảm tình viên của môn phái Cương Nhu Karate Do.
Riêng tại Việt Nam môn phái xin cám ơn quý sư huynh đệ đã đồng tình, ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất. Đặc biệt cám ơn cựu huyền đai của võ đường Hương Cần Nguyễn Duy Quang đã tài trợ cho võ sư Nguyễn Văn Nhân, mọi khoảng nộp phí hộ chiếu , visa, đi lại, ăn ở tại Hà Nội để phỏng vấn số tiền là 17.000.000 vnđ (800 USD)
Thay mặt môn phái Cương Nhu Karate Do Việt Nam xin gửi lời thăm sức khỏe đến gia đình quý quyến. Chúc mỗi ngày đến là một ngày an lành, đoàn kết và phát triển.
T.M môn phái Cương Nhu Karate Do Việt Nam
Trưởng môn phái
Võ sư Nguyễn Văn Nhân

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

XĂM HÌNH

XĂM HÌNH
Mùa khô đã đến, cơn nắng nóng gay gắt phủ lên những con hẻm ngoằn ngèo dài hun hút, trên những tấm lưng trần mồ hôi nhể nhại, trải dài xuống xóm người lao động…nơi đây, đầy rẩy quán xá, cafe, hàng ăn, sửa xe…bày biện tràn ra vỉa hè , thỉnh thoảng một vài nhóm thanh niên tụm lại…uống café tán gẫu với những tiếng chửi thề và những hình xăm rằn rện ! tạo nên một bức tranh cố hữu của SG xưa và nay !...
Bên kia đường Lý Thái Tổ…Tôi bỗng nghe tiếng khóc thét lên, từng cơn của một Bé thơ vừa mới được BS chích thuốc tại BV Nhi đồng 1, với đôi mắt ngây thơ hồn nhiên và nụ cười chợt nở của em bé…giữa một ngày nắng đẹp, trời trong quang đãng…như báo hiệu một tương lai lành lặn, sáng lạng cho cuộc đời của Bé sau khi điều trị…bịnh cố chấp và tự kiêu !...Tôi đứng ngay phía cổng chính của BV đường Lý thái Tổ, mà lòng bồi hồi xúc động ! lân lê mãi chưa chịu rời đi…Tôi nhớ ko lầm cũng cái cổng này vào tháng 10/1971 là Bộ Chỉ huy, nơi đã cưu mang tôi trong cuộc đời quân ngũ…
140 khóa sinh thi đậu văn hóa (Toán,Sinh ngữ), đã tập trung nơi đây để ban tuyển quân khám sức khỏe…sau khi cân,đo ,đếm các chỉ số chiều cao và trọng lượng…140 khóa sinh đạt tiêu chuẩn…giờ phút tiếp theo,tôi cũng ko ngờ đích thân ĐTá Thiệt,Chỉ huy trưởng binh chủng xuống chọn lựa khóa sinh ! thong thả lần bước trong hơn 10 dãy khóa sinh ,hàng ngủ chỉnh tề trong vị trí thao diễn Nghỉ…và tát cả đều ko được mặc áo ! một vài cái vổ vai nhẹ nhàng của ĐTá Thiệt vào những người bạn mới quen…và bước qua phía khác xếp hàng riêng ! cứ thế nhiều cái vổ vai nữa và chỉ còn lại 125 người…xong công việc họ cho chúng tôi mặc áo chỉnh tề và lần nữa, chính ĐTá tuyên bố 125 khóa sinh này chính thức bước vào đời quân ngũ ! đồng thời cũng tuyên bố số người được vổ vai và xếp hàng riêng xem như là Rớt ! lý do họ đã xăm hình lên thân thể, tay chân!... cái giá trị Văn thể mỹ của một người đàng hoàng tử tế…xuất phát từ ngoại hình trơn tru,lành lặn,với những đường cơ bắp của thân thể ! Họ xem những hình xăm đó vô tình đã làm cho giá trị của mình bị chuyển sang một hệ khác, là có số má giữa chợ đời thì ko thể làm người đại diện Luật pháp được! …họ tự phá đi nét đẹp trời ban cho, nếu ko nói là bị xã hội đánh giá thấp !...
Nhớ lại ngày xưa tuổi trẻ chúng tôi, học Chữ nhưng cũng ham học Võ…để rèn luyện thân thể, học thi Tú tài 1 thì ôm một mớ sách vở,vài viên phấn trắng, rồi tự chui vào cổng Đại nội Huế để tự ôn thi, chứ có biết Cô Thầy nào bán chữ đâu mà mua ? và cũng ko có tiền để mua chữ !...hoc võ thì say mê đòn pháp, những bài quyền và lời giáo huấn của Thầy…bởi thế đến nay môn phái chúng tôi mới có rất nhiều Võ sư Bác sĩ, Kỹ sư... từ chỗ văn võ hài hòa này chúng tôi mới thấm nhuần cái triết lý Võ đạo của Thầy, đơn giản bắt nguồn từ đạo làm người “Quân, Sư, Phụ “ trong gia đình thì có Cha Mẹ, Anh em “Tôn ti trật tự “, vào Võ đường thì như một gia đình thứ hai, có Thầy trò ,có sư, huynh, đệ, vào quân ngủ thì có hệ thống quân giai…khóa huynh trưởng, khóa đàn anh, đàn em…Cương Nhu là một Đại gia đình trí thức Văn-Võ…
Tôi đả phá những tập tục phong kiến quá mức nhưng cũng đề cao những gì cơ bản nhất của nền tảng đó! Quân-Sư-Phụ, Thầy như là bậc Cha Mẹ…mình đã có khi nào hỏi về những ước mơ của cha mẹ mính ko ? Tôi nghĩ là Cha mẹ nào cũng luôn ước mơ điều giản dị nhất: mong con học hành đổ đạt thành danh,Anh em đoàn kết thuận hòa ! nơi Võ đường cũng vậy !...điều đơn giản mà có mấy ai làm được? nhất là trong xã hội thế hệ thanh niên bị bịnh tự kiêu ! loạn nhận thức !...loạn học đường, loạn xe tay ga, loạn áo quần xịn, loạn khoe nữ trang, loạn hình xăm có số má …thì đâu còn ai nhớ về Thầy hay Cha Mẹ mình ? chỉ là Chợt nhớ để thương và để nói lời hiếu đạo an ủi mà thôi !...
Đến ngã tư đèn đỏ…tôi chưa kịp chuyển động theo đèn xanh thì tiềng còi xe bóp inh ỏi từ phía sau…làm tôi cau mày nhìn lui…một cái hất hàm kênh kiệu của một thanh niên đáng tuổi con cháu mình…và một cánh tay trần xăm hình con rắn hổ mang dài thườn thượt…từ vai cuốn tròn đến cổ tay, đầu rắn ngóc lên phùng mang nhe hai răng nanh nhọn hoắc ! khiếp quá ! bầu máu nóng trong người tôi tan biến cả ! tôi chợt nhớ đến chén cơm với muối và miếng canh rau muống mặn chát, vừa húp ko đủ no trên dãy băng xi măng lạnh giá !…Tôi bỗng ước ao kiếp sau…mình sẽ xăm trước ngực một cái Lẩu thật to…để nhậu hết mấy con thú vẫn vơ !...
Thân tặng Võ sinh CN Karatedo Hương cần…hãy phát động phong trào Văn Thể Mỹ “Võ sinh ko xăm hình“ Saigon, 20.3.2015

Trương Ngoc Diệp

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

KÝ ỨC THỜI GIAN .



KÝ ỨC THỜI GIAN.
Ngày ấy, Tôi chỉ là cậu học sinh nhỏ ở Trường làng,nơi Quê hương cát trắng miền duyên hải , Hạ về nắng cháy rát da, Đông về giá buốt, ngày hai buổi Tôi cắp sách đến Trường trên con đường làng đầy cát trắng với đôi chân trần mà lòng bàn chân như muốn cháy bỏng trong cái nắng gay gắt trưa về của ngày tháng hạ. Rồi tháng ngày Đông đến những cơn mưa dầm ẩm ướt, con đường ấy là nơi nuôi dưỡng loại Bọ Chét, để đêm về da thịt tôi như muốn rung lên mong thoát khỏi chiếc chăn mỏng manh, không giữ nổi hơi ấm của cái lạnh ngày Đông. Nhưng tất cả đều vô nghĩa vì tuổi thơ tôi đã thích nghi.
Một ngày vào đầu mùa Hạ năm 1969 ,Cha Tôi là một viên chức đang làm việc ở Dinh ( thành phố Huế) về thăm mẹ tôi cùng các em Tôi, Tôi theo Cha Tôi lên Dinh để học, sáng hôm sau Tôi và Cha Tôi bước lên chiếc Đò (Thuyền) , chuyên chở khách từ Quê Tôi lên Dinh buôn bán.Chiếc đò rẽ nước chuyển hướng về Dinh , ngoái nhìn lại Quê hương sau lũy tre làng, những cánh đồng ruộng lúa mơm mỡn, những bờ cỏ xanh mướt đã lùi dần lùi dần, gát lai những kỷ niệm tuổi thơ, thu ngắn khoảng cách đưa Tôi đến gần Phố thị.
Sau 3 tiếng đồng hồ, tất cả đã thay đổi trước mắt tôi, cảnh Phố thị tấp nập, Xe cộ, khách bộ hành, Phố chợ, mùi xăng dầu hòa lẫn mùi hương của mọi loại thực phẩm, những dãy nhà cao tầng, những con đường nhựa phẳng tì đen sì. Tất cả là bước ngoặc thay đổi tuổi thơ của tôi.
Cha Tôi và Tôi thuê một chiếc xe Xichlô, lần đầu tiên Tôi ngồi lên chiếc xe thô sơ ấy, chỉ 15 phút sau tôi đã đến căn hộ nơi Cha tôi thuê ở trên trục đường Lê văn Hưu và đầu năm học ấy tôi thi vào lớp đệ Thất Trường Trung học Kiểu Mẫu Huế và Võ thuật bắt đầu đến với tôi.
Những ngày tháng của một cậu học sinh nhỏ từ Nông thôn lên Thành thị, cái gì cũng khác lạ không tránh khỏi ngại ngùng , e sợ . Mổi lần Tôi đi học từ Nội thành qua phà Tòa khâm rồi đến Trường ,trên con đường ấy ,Tôi thường bị lũ trẻ cùng lứa ,chặn đường ức hiếp dọa nạt ....
Ai là người che chở Tôi trong ngày tháng ấy?Cha Tôi ư?Có chứ, chỉ một đôi lần, vì cha tôi không thể che chở Tôi suốt đời.Trước sự ức hiếp ấy, Tôi phải tìm cách bảo vệ chính mình: { Tìm Thầy học võ}.....Người Thầy đầu tiên đến với Tôi là Ông Thầy Chết ở những tủ sách võ thuật của các nhà sách Gia Long, Nhà sách Khánh Quỳnh , tất cả chỉ là hình ảnh minh họa và vài câu chữ diễn giải đơn sơ ,Tôi cảm thấy thất vọng với những mơ ước của Tôi. Thế rồi như người gặp nạn giữa dòng sông với được phao cứu sinh. Môn phái CNKARATE của Võ sư Ngô Đồng khai giảng khóa 1 tại Trường Tôi đang theo học, (Trường trung học Kiểu Mẫu Huế 1970) Tôi đi học võ từ đấy
Khóa học thật đông 120 võ sinh trong bộ võ thuật màu trắng rợp cả sân trường, trông như một đàn Cò nhảy nhót trên cánh đồng xanh mà tôi đã từng nhìn thấy trên cánh đồng Quê hương tôi.Tôi bắt đầu tự hào với những gì tôi đang có, sự chỉ dẫn tận tình :uốn tay, nắn chân,gạt dưới đấm giữa của Thầy và các anh( aVi aCát ,a Tường ,a Chương ......Tôi mơ ước được như Thầy và các anh). 
Thời gian là thử thách ý chí trong tu luyện, chỉ có ý chí và lòng kiên nhẫn sẽ phá vỡ thử thách ấy, càng suy nghĩ Tôi càng cố gắng trau dồi luyện tập,học thuộc 8 điều tâm niệm mà Thầy đã giáo huấn, càng gian khổ trong luyện tập, Tôi mới hiểu rằng võ thuật là một môn nghệ thuật cao, phải biết rèn luyện thể chất lẫn tinh thần, biết vận dụng tri thức vào võ học khi ấy con người học võ mới biết sử dụng võ đúng ý nghĩa (Đạo võ). Có bao nhiêu võ sinh sẽ vượt qua cho đến lúc trưởng thành trong Võ đạo.
Khóa học 120 võ sinh mùa hè 1970, một năm sau chỉ còn lại 20 rồi mấy tháng sau còn lại 5 võ sinh :(Đàm,Hiến ,Đặng, Đủ ..) với số lượng còn lại chúng tôi được sát nhập vào khóa Anh Nhân , Anh Nhất ., A Tín....Tại TTHLCương nhu Karate ở Đại học sư phạm Huế. Năm 1973 Tôi được sự đồng ý của anh Vi,cho phép mở lớp võ thuật tại Quê hương tôi trong dịp hè đến. Để chuẩn bị cho lớp dạy năm ấy,Tôi cùng a Vi, a Thọ {ruồi} đi xe Buýt về Thuận an, ba Anh em Tôi thuê một chiếc xuồng máy chỉ vỏn vẹn chứa được 3 người ngoài người cầm lái. Kỷ niệm thật khó quên về a Vi, Tôi và anh Thọ bước chân xuống chiếc xuồng , xuồng không bị chùng chênh chao đảo, nhưng đến lúc anh Vi bước chân xuống,chiếc xuồng lại chao đảo,nghiêng trái ,nghiêng phải, Anh cầm lái bảo a Vi ngồi xuống, vịn hai tay vào mạng xuồng không thì xuồng lật đó, thế là a Vi làm theo không một lời ọ ẹ.Chiếc xuồng xé nướclướt bon bon trên phá Tam giang, nước tỏa tung tóe trước mủi xuồng thỉnh thoảng nước lại tràn vào mạn xuồng.A Vi sợ qúa ,bảoTôi nói với người cầm lái chạy sát vào hàng saó của Ngư dân chắn băt cá để lở xuồng có chìm mà níu lấy hàng sáo, A cầm lái lại la lên (A đeo kính ngồi cho yên đừng nhúc nhích xuồng chìm là chết đó. )Tôi hỏi a Vi , anh có biết bơi không?anh bảo 2 chú bơi giỏi thủy chiến tốt, còn tui chỉ bộ chiến, thủy chiến là tui thua, thế là mọi người cười òa.Rồi xuồng cũng về bến đậu Quê tôi . Tối hôm đó Tôi mời đại diện địa phương và một số Thanh niên đến sân nhà tôi xem múa võ ,lúc đó a Thọ đi bài Mai hoa, sau đó Tôi và a Thọ song đấu. Trong đêm 16 ấy rất nhiều người đến xem, phải nói rằng phần ngạnh công của a Thọ rất tốt , đòn đánh phát lực như cầm trên tay dụng cụ tập luyện, những người đến xem đều trầm trồ khen không kém phần khiếp sợ. Chiều hôm sau Tôi và hai anh đi tắm biển, Tôi và anh Thọ biết bơi nên tha hồ vùng vẫy với sóng biển còn a Vi thì chỉ tắm trong bờ nước chưa tới ngực, vài đợt sóng vỗ vào a lại nhảy lên, có lúc bị sóng cuốn da thịt a bị cát biển xát vào, miệng anh la ú ớ .... cứu anh , cứu anh ..
Khóa học được khai giảng trong mùa hè năm ấy, tổng số gần 60 nhưng một thời gian không duy trì được vì lý do an ninh và công việc học tập của Tôi.
Trở lại Phố thị, Tôi tiếp tục đi học và đến võ đường tập vào sáng chủ nhật dành riêng cho đai đen và nhất đẳng trở lên, đồng thời phụ trách khóa đai xanh chiều thứ 3_ 5 _7 như a Nhân a Nhất vậy.
ANhân , a Nhất và Tôi luôn luôn đi với nhau, một ngày tháng 3 năm 1974, tôi xung đột với một số học sinh Trường Nguyễn Du, thế là xảy ra đánh nhau, nghe tin tôi .... sáng hôm sau a Nhân ,a Nhất tìm Tôi thế là cả 3 chúng Tôi gây sóng gió ,náo loạn tại sân Trường. Mấy ngày sau a Vi biết chuyện , trong buổi tâp chiều thứ 3 sau giờ tập .A Vi gọi Tôi vào một góc nhỏ của võ đường rồi la tôi :Tại sao đánh nhau, Tôi bảo em tự vệ chính đáng, rứa thì hơn hay thua , Tôi bảo dạ hơn,a la Tôi chú liệu hồn mà rủ chú Nhất ,Chú Nhân đi đánh nhau, rồi a cười và bỏ đi.
Mấy tháng sau Thầy ở Mỹ về, gặp lại Thầy buổi tập đầu tiên vào sáng chủ nhật, với những động tác đầu tiên gạt dưới, đấm thẳng,bài quyền Taikyoku1, thật đơn giản nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa của Tuổi thơ Tôi....Buổi đầu tiên Tôi đI học võ.
Làm sao Tôi quên được hình ảnh cùng đồng môn của những trưa hè oi bức, chiều hè không một chút ưu đãi của thời tiết,Làm sao quên được những lúc chiều xuống với ánh đèn acqui không đủ sáng khi đêm về, với những buổi tập đổ mồ hôi ,thấm ướt cả áo chỉ cần xoáy vắt là mồ hôi đổ thấm xuống đất.Những kỷ niệm cùng các sư huynh, bằng hữu đồng môn, bên nhau những ngày cuối tuần vào sáng chủ nhật sau giờ luyện tập với ly cafe Sương lan ,cafe Dạ thảo với những câu chuyện nhí nhỏm, những mẫu chuyện võ thuật mà các sư huynh đệ ngồi bên nhau bàn luận.Tất cả những kỷ niệm ấy đang tái hiện trong Tôi , Tôi không thể nào quên ký ức thời gian ấy
Damcnkarate
HUẾ 11/3/015

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

BÀI VIẾT VỀ LÊ TRỌNG HIẾU .

Trong Cuong Nhu group có hình bạn tôi nên tôi đem về đây, giới thiệu với các anh. Đây là hình Lê Trọng Hiếu, là huyền đai thứ 4 ở Mỹ, sau tôi vài tháng (theo thứ tự là H.T. Lập, Phil Morgan, John Benson, Lê T. Hiếu, Mary Davis ...). Hiếu học trường Kiểu Mẫu ở Huế, đỗ Tú Tài Toàn 1970, đi du học Nhật Bản từ 1970-71 sau đó sang Mỹ học Kỹ Sư Công Chánh. Sau khi tốt nghiệp, Hiếu lên Alaska làm trong các hãng dầu, tiếp tục học, có Masters về C.E. Bây giờ Hiếu đã về hưu, ở nước Panama, (Kênh đào Panama). Sau 1975 thì Hiếu không còn tập võ nữa nhưng chúng tôi vân liên lạc, đến thăm nhau thường xuyên vì là bạn Hướng Đạo rất thân ở Huế, và ở chung nhà mấy năm sinh viên ở Florida. Thời còn là sinh viên, tôi tìm được công việc gì thì gọi Hiếu, hai anh em làm chung nhiều nơi, cùng làm bồi bàn, xây dựng, trông coi tiệm giặt, đi giao pizza cho Domino, diệt côn trùng (pest control ...) Có mùa hè làm ở mõ titanium ở thành phố gần Palatka đó, nhưng Hiếu làm đến ba tháng hè, còn tôi sau ba ngày thì có việc khác. Nghĩ lại những kỹ niệm xưa với Hiếu, rât vui. Hình đen trắng đang dùng ở CN facebook group là Thầy ND, Hiếu và tôi mặc bà ba đen, có lẽ khoảng 1972-73.
Võ sư Hoàng Thống Lập


Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

THƯ CỦA VÕ SƯ NGÔ BẢO .

Dear Head of School,
As you know, this year marks the 50th Anniversary of our style. We are planning several special things at IATC to celebrate this historic moment so that it is memorable and fun for all -- “old-timers” and new members alike.
One of the most important ways we will celebrate is by having a ceremony that formally unites Cương Nhu Việt Nam and Cuong Nhu worldwide. We are flying Master Nguyen Van Nhan, the leader of Cuong Nhu in Vietnam, to Raleigh for the unification ceremony. Master Nhan was taught by our Dad and uncles during the war, and he continued to lead Cuong Nhu after our family’s departure from Vietnam. Connecting with Cương Nhu Việt Nam formally is important for our style for many reasons, one being that we will have our own "home country" to visit, like other styles, for generations to come.
Our plan is to fly Master Nhan straight from Hue to Raleigh for IATC. After IATC, we will send him on a wonderful journey touring Cuong Nhu schools in the US. He will first join Master Lap (and perhaps me) in Tallahassee, traveling with him to both Gainesville and Jacksonville. After a few days in each location, we will fly him to the west coast to visit Berkeley schools with John and Didi as their hosts, and then up to the Northwest to stay with the Kays. From Seattle, we will fly him back home to Hue, no doubt with many warm memories, great stories and new learnings to share with our Cuong Nhu schools back in Vietnam.
In keeping with Cuong Nhu’s generous tradition of taking care of causes that we believe in collectively and to make this endeavor collaborative, one in which all play a part in its success, we started a fundraising effort on Facebook to pay for the costs of bringing Master Nhan to America. We are happy to report that we have collected over $3,000 of the $6,000 needed already. No amount is too small, and most of the money has been contributed by individuals making donations under $50. For this we are grateful and proud.
Now, there is an opportunity for each school to make a collective contribution to help raise the remaining monies. We are encouraging you to discuss our 50th anniversary, the importance of bringing Master Nhan to the celebration at IATC, as well as sending him on the trip afterwards, and to discuss contributing as a dojo with your students and their families. You can set a reachable amount to collect, the date by which to collect it, and then donate it by going to the following link:
Please do not hesitate to contact me if you have any questions or concerns.
Gang!
Bao Ngo
(615) 347-3500

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

ĐI HỌC VÕ

VS BS Đỗ xuân Cảnh : ĐI HỌC VÕ 
Tôi sống và lớn lên trong một khu phố bình dân, chung quanh đa số con em lao động, thường lêu lỗng ham chơi phá phách.
Nhà tôi có sân vườn,có cây ăn trái thơm ngon, trẻ con thường đột nhập phá phách, đứa thì leo đứa thì bắn ná,sỏi đá rơi lung tung vào nhà trên mái ngói không thể nào nghỉ ngơi đựợc. Anh tôi thường la quát nhưng chúng chẳng sợ mà lại còn thách thức hăm dọa.Hồi đó tôi còn nhỏ 11,12 tuổi thấy chúng nó tôi sợ lắm! Anh tôi không lớn hơn tôi bao nhiêu tuổi, nhưng anh rất gan dạ ! Chúng nó thường hay gây gỗ và anh phải đối phó, thế là ẫu đả xãy ra, phần thua thiệt luôn luôn thuộc về anh tôi, tôi nóng lòng bênh vực anh mình thế là tôi cũng bị ăn đòn tơi tả. Về nhà còn bị Mẹ la mắng, tôi tức tối trong lòng cứ ấm ức mãi...Cứ thế chuyện lập đi lập lại nhiều tập. và Tôi đã nuôi ý chí đi học võ !
Hồi đó tôi mập tròn và chậm chạp lắm,tôi nghĩ mình nên học gì? Tôi ko thích đánh đá mà rất thích vật lộn…thế là tôi đã trở thành một võ sinh nhu đạo! nhiều tháng phấn đấu luyện tập tôi cũng mang đai vàng rồi cam,thầy Tâm thương tôi lắm và khuyến khích tôi cố gắng tập tành để thi lên đai xanh lục.. .Nhà tôi ở xa võ đường quá !..trời Huế muà đông buốt giá phương tiện khó khăn… với trí óc tuổi còn bé nhỏ, không đủ bản lĩnh kiên trì nên tôi đã nhụt chí...đành bỏ giỡ !
Vào những năm 1967-1968 phim ảnh võ thuật Nhật bản cũng đã phổ biến trên màn ảnh cine như Judo,Karatedo,Aikido,Kendo...và phong trào thanh niên Huế tập võ vì sức khỏe phụng sự tổ quốc đã đốc thúc tôi đi học trở lại.
Năm 1968 những người bạn láng giềng và tôi trong cùng một liên gia rủ nhau đi học võ. Võ đường Judo,Karatedo của VS Suzuki gần nhà nhưng tôi không có khả năng tài chánh để theo học.Dịp may đến với tôi khi được biết có võ đường cho học sinh và sinh viên được mở ở ĐHSP Huế.Thế là tôi ghi danh học và trở thành võ sinh Cương Nhu Karatedo từ dạo đó.
Thầy tôi Võ sư Ngô Đồng người có dáng cao thư sinh,thanh tú và đẹp nhưng võ nghệ thật tuyệt vời.Cuối năm đó khi vào Đại Học (APM) người dạy võ năm nào đó cũng là thầy dạy môn Biology chính là GS Ngô Đồng ở ĐH Khoa Học.
Tính Thầy tôi nhẹ nhàng bặt thiệp nhưng rất nghiêm.
Ở võ đường tôi miệt mài rèn luyện võ thuật và hấp thu về những điều tâm niệm,tính kỷ luật,đạo đức cuả môn phái và xã hội.
Càng luyện tập trau giồi võ thuật làm cho mình trưởng thành, ý chí vững mạnh và lòng tự tin trở nên vững vàng biết tôn trọng đối thủ, kính trên nhường dưới, giúp đỡ mọi người và bênh vực lẽ phải…đúng như 8 điều tâm niệm Thầy đã đề ra !...
Cho đến nay tóc đã bạc mái đầu…dù đi khắp chân trời góc biễn, nhưng tôi cũng còn thường xuyên liên lạc thăm hỏi gặp gở các huynh đệ đồng môn để sinh hoạt duy trì sức khỏe và chia sẻ động viên nhau trong cuộc sống .
Có một thời gắn bó lâu dài nhiều kỷ niệm với bộ môn CNKaratedo, nhưng vì lẽ sống mỗi người một nơi ,mỗi phương trời khác nhau nhưng hình ảnh về người Thầy kính yêu,truyền thống Võ đạo và tình huynh đệ đồng môn không bao giờ phai mờ trong lẽ sống và ký ức của tôi…
BS Đỗ Xuân Cảnh , Sài gòn tháng 3/ 2015 .