Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH CỦA VÕ ĐƯỜNG HƯƠNG CẦN .

QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH CỦA VÕ ĐƯỜNG CƯƠNG NHU KARATEDO HƯƠNG CẦN , CẢM TẠ TẤM LÒNG VÀNG CỦA CỰU HUYỀN ĐAI DƯƠNG VĨNH TUYẾN Ở BÌNH PHƯỚC ĐÃ TẠO ĐIỀU KIỆN GIÚP ĐỠ CHO GIA ĐÌNH EM NGUYỄN VĂN TUẤN VỢ LÀ ĐẶNG THỊ HUẾ BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG , SỐ TIỀN LÀ 500.000 ĐỒNG . MÔN PHÁI CN KARATEDO VÀ VĐ HƯƠNG CẦN CHÚC GIA ĐÌNH HUYỀN ĐAI SỨC KHỎE , HẠNH PHÚC . MỌI LIÊN HỆ THEO ĐỊA CHỈ SAU ĐÂY : nguyenvannhan0101@gmail.com , hoặc TK Nguyễn Văn Nhân Ngân hàng TECHCOMBANK Số TK 104-10403076-017,hoặc điện thoại 0914079225 .
Dưới đây ảnh bố em Tuấn người nhận tiền .









Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

CÁI ĐỨC CỦA CƯƠNG NHU KARATEDO

Cương Nhu Karate - Cái “Đức” của con nhà Võ

Người Việt Nam có một cụm từ rất đặc biệt, đó là cụm từ “Con nhà võ”. Cụm từ này được sử dụng, không phải để nói đến những người con, cháu trong một dòng võ mà là bao gồm tất cả những người đã chọn con đường võ nghiệp để đi theo suốt đời.
Khi nói đến con nhà võ, người ta nghĩ ngay đến những người nghĩa khí, có lòng dạ ngay thẳng, “ăn to nói lớn”, giữ c
hữ “tín”, và đề cao lòng tự trọng.
Người nghĩa khí là người hào hiệp, người sẵn sàng chấp nhận hy sinh cho việc nghĩa.
Việc nghĩa ở phạm vi hẹp là việc ra tay cứu giúp người khác đang gặp khó khăn, hoạn nạn, đang sa cơ thất thế, việc ra tay đó được gọi là “nghĩa cử”. Khi người nghĩa khí đã ra tay nghĩa cử thì họ không sợ gian nguy, chỉ nghĩ đến hy sinh cho người khác.
Việc nghĩa ở phạm vị rộng là công việc đại sự, lớn lao, mang lợi ích đến cho nhiều người, việc đại sự đó được gọi là “đại nghĩa”. Khi người nghĩa khí đã tham gia đại nghĩa thì họ sẵn sàng dấn thân, gánh vác công việc nặng nhọc, tự nguyện chấp nhận hy sinh, thiệt thòi về phần mình.
Đối với con nhà võ, nếu làm thầy thì việc đại nghĩa là tận tụy dạy dỗ cho học trò nên người hữu dụng mà không ngại hao tâm tổn trí, là bảo tồn, lưu truyền, phát triển môn phái Cương nhu Karate ngày càng vững mạnh ngang tầm thế giới chứ không chỉ cho riêng mình, là nâng cao uy danh của môn Phái Cương Nhu Karate trở thành niềm tự hào của Tổ Sư,Võ Sư,Huấn luyện viên và võ sinh Môn Phái mà không kể công lao.
Người nghĩa khí cũng là người “trọng nghĩa khinh tài”, tức là xem trọng việc nghĩa, xem nhẹ tiền bạc. Người có chức vụ càng cao, có trọng trách càng lớn thì nghĩa khí càng phải đặt nặng. Đối với con nhà võ, không vì thế lực đồng tiền mà hạ mình làm việc thấp hèn, làm trái lại mục đích, ý nghĩa, lý tưởng của công việc đại nghĩa mà Tổ Sư đã ủy thác cho mình, không vì háo danh, hám lợi mà làm phương hại đến uy danh của môn phái Cương Nhu Karate.
Người có lòng dạ ngay thẳng thì làm việc gì cũng đường đường chính chính, ân oán rõ ràng. “Ruột thẳng như ruột ngựa” là câu nói được nhân gian gắn cho con nhà võ, bởi vì con nhà võ không làm điều mờ ám, khuất tất, mang ơn thì phải ra sức đền đáp, gây oán thì phải tìm cách trả nợ cho người. Con nhà võ không xu nịnh người trước mặt, không ám hại người sau lưng.
Người “ăn to nói lớn” là người bộc bạch thẳng thắng, thấy chi noái nấy, thấy sai thì cải lại. Con nhà võ được thừa hưởng đức tính của người thầy qua nề nếp “dạy trực tiếp, dạy từng người” (cầm tay nắn thế, dĩ giáo khai tâm, dụng ngôn khải thị) nên có được tâm tính khoáng đạt, nói năng lưu loát.
Con nhà võ nói năng lưu loát nhưng không khoác loác, khoe khoang, không ma mị để lừa dối người khác và cũng không chịu để cho người khác tâng bốc mình bằng cách “thêm muối, dặm đường”, chuyện không dựng lên nói có.
Con nhà võ không để cho báo chí viết về mình là “đệ nhất thiên hạ”, là “người vàng, người ngọc”, là “người duy nhất còn nắm giữ thập bát ban võ nghệ”, là “võ sĩ từng hạ gục đối phương trên sàn đấu Băng môt đòn Atemi, , phải chở vào bệnh viện cấp cứu”, ..v.v.. và …v.v.
Bởi vậy cổ nhân mới khen tặng người có năng lực mà khiêm tốn là “hữu xạ tự nhiên hương”, người có thực tài mà ẩn mình là “ngọc trong đá”, và chê người dùng xảo ngôn để thổi phồng mình là “tự vẻ bùa mà đeo”.
Người giữ chữ “tín” là người chỉ hứa khi chắc chắn làm được điều đã hứa và đã hứa rồi thì phải nổ lực thực hiện cho được điều mình hứa.
Đối với con nhà võ thì việc giữ chữ Tín hết sức quan trọng. Nó là thước đo phẩm chất của từng con người. Con nhà võ không thể nói “huyên thuyên chi địa” đầy rẫy những lời hứa hẹn. Thực tế thì những lời huyên thuyên, hứa hẹn ấy chỉ để đề cao cá nhân, để chứng tỏ là mình đang nắm nhiều quyền lực và để phỉnh dụ người khác ủng hộ những việc đang làm của mình. Những lời huyên thuyên ấy không bao giờ là sự thật.
Người có lòng tự trọng là người không để bị người khác xem thường, thậm chí là khinh khi, sỉ nhục. Muốn giữ được lòng tự trọng thì hơn ai hết, con nhà võ phải trung thực, thật thà, làm việc gì cũng phải quang minh, chính đại, không làm điều trái ngược đạo lý, giàu không thay lòng, nghèo không đổi dạ, đứng trước quyền uy không khuất phục, gặp cảnh ngộ nào cũng phải giữ phong thái “chân đạp đất, đầu đội trời”.
Con nhà võ không tu dưỡng, rèn luyện để trở thành thần thánh, cũng không để thành bậc đại trượng phu. Họ chỉ rèn luyện cái “Đức” cả đời để xứng đáng với mỹ từ “Con nhà võ” mà nhân gian tôn tặng ./.
Võ Sư- TRẦN VĂN VINH

Thứ Năm, 19 tháng 6, 2014

BÀI VIẾT CỦA HUYỀN ĐAI LÊ HỒNG PHÚ VỀ THẦY DẠY VÕ

10 điều bạn nên biết về thầy dạy võ của mình
Thầy dạy võ luôn muốn học sinh của mình thành công ít nhất là trong việc rèn luyện võ thuật cho dù họ có là ai, ngoại hình thế nào hay khả năng của họ ra sao. Là 1 người thầy, việc giúp võ sinh từ 1 người mới trở thành 1 võ sĩ thực thụ chính là niềm hạnh phúc.
Bạn sẽ chẳng bao giờ biết hết được thầy dạy võ đã phải làm việc vất vả thế nào đằng sau các buổi lên lớp ở Võ đường. Liên tục phải tự nghiên cứu, tự tập luyện, động viên học viên, lên kế hoạch phát triển và phải lo trả các hóa đơn… Và còn vô số các công việc khác mà bạn chưa từng được nhìn hoặc nghe thấy.
Khi bạn ko đến lớp, đối với bạn thì có lẽ chỉ là 1 buổi nghỉ tập để tham gia các hoạt động khác. Nhưng đối với thầy dạy võ, đó là 1 sự trăn trở, họ phải lục lọi trí nhớ xem đã làm gì đó không đúng mực khiến bạn cảm thấy mất động lực đi tập hay ko? Phương pháp dạy có nghiêm khắc quá ko? Bài tập đưa ra đã hợp lý chưa? Mỗi buổi đến lớp thực sự đều là 1 sự kiện trọng đại, bởi lẽ tất cả những gì họ thể hiện trong buổi tập sẽ quyết định việc sẽ nuôi dưỡng những niềm đam mê mới hay là dội 1 gáo nước lạnh vào nhiệt tình tập luyện của võ sinh.
Đối với thầy dạy võ, niềm vui lớn nhất mà bạn có thể dành cho họ là sự tôn trọng và sự say mê của bạn đối với môn võ.
Niềm vui lớn thứ 2 của người thầy dạy võ là những võ sinh của mình có thể truyền nhiệt huyết và sự say mê của mình cho những người xung quanh như bạn bè, gia đình. Bằng những gì đã học được đóng góp vào sự thay đổi tích cực của xã hội.
Niềm vui lớn thứ 3 của người thầy dạy võ chính là việc bạn luôn cố gắng, theo đuổi và đạt được các mục tiêu lớn của bản thân mình. Bằng sự kiên trì, bền bỉ và sức mạnh có được khi tập võ có người đã cố gắng trở thành đầu bếp giỏi, có người đang trên đường thành kỳ thủ nổi tiếng, có người đang học tập, chăm chỉ nghiên cứu để trở thành kỹ sư…Hãy nhớ rằng thầy dạy võ luôn cổ vũ bạn làm và đạt được những gì mình muốn, nếu có khó khăn hãy cứ đến võ đường nói chuyện và tập luyện. Bạn sẽ tìm được động lực để đi tiếp.
Đối với thầy dạy võ, người học trò tuyệt vời nhất không phải là người có kỹ thuật tốt nhất, cũng ko phải là người gắn bó với thầy lâu nhất mà chính là người hấp thu được những suy nghĩ của thầy, kiên trì, chăm chỉ áp dụng những gì đã được dạy vào trong cuộc sống và các công việc khác, đóng góp cho xã hội.
Bạn nên hiểu rằng, việc học võ không phải đơn giản chỉ là học cho đúng các kỹ thuật đấm, đá, quăng, quật…mà còn là học cách sống, cách cư xử. Thầy giáo dạy võ thường là những người đã từng trải qua nhiều công việc khác nhau, họ có kinh nghiệm sống sâu sắc và phong phú. Hoặc ít ra là họ đã từng luyện tập trong thời gian dài, chịu nhiều đau đớn, qua nhiều giai đoạn. Khi họ chia sẻ những kinh nghiệm của mình, hãy ghi nhớ, bởi chúng sẽ thực sự có ích cho bạn.
Đừng nói rằng đã là thầy dạy võ thì họ chả sợ cái gì. Nỗi sợ lớn nhất của họ là ko có đủ hoặc ko duy trì được nhiệt tình và đam mê để truyền cho học sinh. Nên nhớ rằng chẳng có thầy dạy võ nào muốn phải chịu trách nhiệm về việc khiến võ sinh nghỉ tập cả. Đó là 1 sự đau lòng, một nỗi ám ảnh.
Cuối cùng, mặc dù bạn đã nghỉ tập nhiều năm, nhưng nếu có lúc nào đó bạn chợt nghĩ về thầy dạy võ, hãy luôn nhớ rằng họ cũng luôn nhớ bạn và mong có dịp để gặp lại. Đối với họ, bạn như 1 thành viên trong gia đình.

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH

QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH CỦA VÕ ĐƯỜNG CƯƠNG NHU KARATEDO HƯƠNG CẦN , CẢM TẠ TẤM LÒNG VÀNG CÔNG TY AN VIỆT HÀ NỘI, ĐÃ TẠO ĐIỀU KIỆN GIÚP ĐỠ CHO GIA ĐÌNH EM NGUYỄN VĂN TUẤN VỢ LÀ ĐẶNG THỊ HUẾ BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG , SỐ TIỀN LÀ 1000.000 ĐỒNG . MÔN PHÁI CN KARATEDO VÀ VĐ HƯƠNG CẦN KÍNH CHÚC KÍNH CHÚC BLĐ VÀ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN CỦA CÔNG TY SỨC KHỎE , HẠNH PHÚC . MỌI LIÊN HỆ THEO ĐỊA CHỈ SAU ĐÂY : nguyenvannhan0101@gmail.com , hoặc TK Nguyễn Văn Nhân Ngân hàng TECHCOMBANK Số TK 104-10403076-017,hoặc điện thoại 0914079225 .
Dưới đây ảnh bố em Tuấn người nhận tiền ,






QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH

QUỸ LON GẠO NGHĨA TÌNH CỦA VÕ ĐƯỜNG CƯƠNG NHU KARATEDO HƯƠNG CẦN , CẢM TẠ TẤM LÒNG VÀNG CỰU HUYỀN ĐAI CỦA VÕ ĐƯỜNG HƯƠNG CẦN Ở TẠI HOA KỲ , ĐÃ TẠO ĐIỀU KIỆN GIÚP ĐỠ CHO GIA ĐÌNH EM NGUYỄN VĂN TUẤN VỢ LÀ ĐẶNG THỊ HUẾ BỊ TAI NẠN GIAO THÔNG , SỐ TIỀN LÀ 100 USD MÔN PHÁI CN KARATEDO VÀ VĐ HƯƠNG CẦN KÍNH CHÚC GIA ĐÌNH CỰU HUYỀN ĐAI SỨC KHỎE , HẠNH PHÚC . MỌI LIÊN HỆ THEO ĐỊA CHỈ SAU ĐÂY : nguyenvannhan0101@gmail.com , hoặc TK Nguyễn Văn Nhân Ngân hàng TECHCOMBANK Số TK 104-10403076-017,hoặc điện thoại 0914079225 . 

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

VÕ SƯ NGÔ BẢO

Vài giòng giới thiệu về Võ Sư Ngô Bảo.
Võ sư Ngô Bảo là con đầu của Thầy Ngô Đồng. Năm nay VS Bảo 52 tuổi. Với năng khiêu cao, tập võ từ nhỏ với cha và các cậu, VS Bảo xuất sắc hết các môn, từ quyền pháp, vũ khí và song đấu. VS Bảo đã đạt nhiều giải nhất trong các cuộc đấu tự do tại Mỹ. Người cao lớn (1m90) và rất khỏe, chạy và đấu rất dai sức, có thể đấu cả tiếng đồng hồ mà không mệt. VS Bảo chính là người đã dẵn dắt cho Thầy Ngô Đồng trong các bước đầu khi Thầy mới tập chạy. Sau khi tốt nghiệp Kỹ Sư Điện Tử, VS Bảo tiếp tục học và đỗ Thạc Sỹ Kỹ Sư Điện Tử (Masters of Electronics Engineering) tại Đại Học University of Florida, Gainesville. Hiện nay VS Bảo ở tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ, làm trong ngành chế tạo dụng cụ Y khoa, chuyên về máy phát hiện Ung Thư.
Các anh là facebook friend với VS Bảo nên có thể tải về thêm hình ảnh, video trong trang facebook để giới thiệu thêm. Tôi vùa cho thêm tên VS Bảo vào Cuong Nhu tiếng Việt group
này.
https://www.facebook.com/photo.php?v=10154103480010136

KHÓC CHA

Mỗi năm, Mỹ có Ngày Lễ Mẹ (Mother's Day) tháng 5 và Ngày Lễ Cha (Father's Day) vào tháng 6. Nhân ngày Father's Day, Ngô Bảo, con đầu của Giáo Sư Ngô Đồng, có làm bài thơ nhớ Cha bằng tiếng Anh rât hay. Tôi muốn chia sẻ bài này với các bạn nên tạm dịch nghĩa ra cho mọi người đọc, chứ không đủ sức mà dich thơ. Giáo Sư Ngô Đông là người sáng lập môn phái Cương Nhu Karate, anh đã mất năm 2000, trong tiếc nuối, lòng yêu quý và kinh trọng của hàng nghìn võ sinh.

Nguyên tác tiếng Anh - Bao Ngo
You can shed tears that he is gone,
Or you can smile because he lived,
You can close your eyes and pray that he will come back,
Or you can open your eyes and see all that he has left.
Your heart can be empty because you can’t see him
Or you can be full of the love that you shared,
You can turn your back on tomorrow and live yesterday,
Or you can be happy for tomorrow because of yesterday.
You can remember him and only that he is gone
Or you can cherish his memory and let it live on,
You can cry and close your mind be empty and
turn your back,
Or you can do what he would want:
smile, open your eyes, love and go on.
Happy Father's Day Dad

Ta nên khóc vì Cha không còn nữa
Hay nên vui vì Cha sống vẹn toàn,
Nhắm mắt đi nguyện cầu Cha trở lại
Hay mỡ mắt ra nhìn di sản của Cha
Tim ta rỗng vì Người không còn nữa
Hay tim đầy tình Cha vẫn còn đây
Quay mặt với ngày mai để buồn về quá khứ
Hay nên mừng Cha vun đắp tương lai
Ta buồn nhớ Cha yêu không còn nữa
Hay sống vui kỹ niệm vẫn đong đầy
Ta nên khóc, trí rỗng không, quay mặt lại
Hay ta làm những gì Cha đã dặn:
Mĩm cười, mỡ mắt, yêu thương 
Và vui sống!
Chúc Cha một ngày Happy Father’s Day
Ngô Bảo

(Hoàng Thống Lập dịch nghĩa.)

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

TIỂU SỬ VÕ SƯ NGÔ ĐÔNG

DR. NGÔ ĐỒNG, MỘT NGƯỜI THẦY TẬN TÂM, TRUNG TÍN VÀ TÀI HOA
Phần 1: Những năm ở Hà Nội (1937- 1954)
Anh sinh ngày 4 tháng 10 năm 1937 tại Hà Nội, Việt Nam. Mất ngày 10 tháng 5 năm 2000 tại Gainesville, Florida, Hoa Kỳ, thọ 64 tuổi.
Anh sinh ra trong một gia đình khoa bảng, giàu có. Cha anh là cụ ông Ngô Khánh Thực, mẹ là cụ bà Phạm Ngọc Vinh. Cụ ông có lúc làm Án Sát Hải Dương nhưng tính khí ông cụ rất thẳng nên bị giáng chức về Hà Nội làm Giám Đốc Tư Pháp Bắc Việt kiêm Chưởng Lý Tòa Thưởng Thẩm cho đến năm 1954. Sau 1954 gia đình di cư vào Nam, Ông cụ giữ chức Giám Đốc Tư Pháp Trung Phần từ 1955 đến ngày cụ mất năm 1967 ở Huế. Cụ bà mất năm 1960 cũng ở Huế.
Anh là người con trai út trong gia đình 6 người con trai. Cả nhà đều mê tập võ thuật nên sau nhà ở Hà Nội có sân tập võ, trong nhà có nơi giăng dây làm sân đấu quyền Anh. Hai người anh lớn thuộc nhóm võ sinh đầu tiên của ông Nguyễn Lộc, vị tổ sư sáng lập ra Vovinam (sau đổi tên là Việt Võ Đạo). Anh cũng học Vovinam nhưng không học với hai người anh ruột mà học với người bạn của ông anh thứ hai. Anh nói với tôi là anh em thì khó dạy nhau nên anh và người anh kế (Võ Sư Ngô Quyền) học võ vói Võ Sư Phan Dương Bình, học trò thứ 5 của Tổ Sư Nguyễn Lộc. Vovinam những ngày đó chưa có võ phục, khi tập chỉ mặc áo maidô quần đùi, vật nhau té hay nhào lộn đều ở trên sân cỏ, không có nệm tapi như các võ đường sau này. Anh học xong phần trung cấp với ông Bình (gần bằng đai nâu bây giờ). Ông Bình ở lại miền Bắc sau 1954 và trở thành một Võ Sư danh tiếng, có rất nhiều học trò.
Anh cũng tập thêm võ Vĩnh Xuân (còn viết là Vịnh Xuân) với các anh và với một người thầy Tàu tên Tế Công. Ông Tế Công là một võ sư chuyên nghiệp, làm nghề bảo tiêu ở Vân Nam, vướng tội, trốn qua miền Bắc Việt Nam. Ông cụ lúc đó làm Chưởng Lý Tòa Án, thấy ông Tế Công là người có tài nên thương tình, giảm tội. Bù lại, ông Tế Công trả nghĩa bằng cách dạy cho các con ông cụ và một ngươi cháu là ông Ngô Sĩ Quý. Hồi đó, người Tàu cũng còn hạn chế truyền bá võ thuật cho người Việt. Ông Ngô Sỹ Quý ở lại miền Bắc sau 1954 và trở thành võ sư danh tiếng của môn võ Vĩnh Xuân. Những năm thiếu niên tuổi còn trẻ, không hiểu cái hay của các loại nhu quyền nên anh cũng không thích Vĩnh Xuân lắm và học mà không chuyên tập. Anh cũng công nhận là sau này anh chuyên luyện và ưa thích môn võ karate, cũng thiên về Cương. Mãi khi có cơ duyên tập luyện thêm về Judo và Aikido, anh mới bắt đầu cảm nhận cái hay của các môn võ thuộc Nhu. Từ đó, anh phối hợp nhiều môn võ đã học, đặt tên trường là Cương Nhu.
Theo lời anh kể, khi nhỏ anh rất nóng tính và rất “du côn". Anh rất ghét tụi du đãng ở các phố Hà Nội nên thường gây sự đánh nhau với du đãng, đuổi đi qua phố khác. Anh và người anh kế là anh Ngô Quyền hay hẹn để so tài, đánh nhau với các nhóm du đãng Hà Nội. Các anh chuẩn bị bằng cách nhét các tờ báo Life vào trong áo (báo Life xuất bản ở Mỹ, lưu truyền rộng trong những năm này, trang lớn và khá dày). Cho đến năm 1952 hay 53 (cả anh và anh Quyền đều không nhớ rõ, chỉ nhớ là khoảng một hai năm trước khi vào Nam), nhà có tiếng gõ cửa, anh Quyền ra mở thì một tên du dâng đâm ngay một dao vào bụng rồi bỏ chạy. May là không chết nhưng phải mấy tháng sau mới bình phục. Vì vết thương ở bụng nên anh Quyền sau này không còn tập Vovinam được nữa. Sau này, anh chuyên về Aikido và Thái Cực Quyền, và trở thành Võ Sư võ đường Tenshinkai Aikido ở Saigon.
Anh Đồng nói với tôi khi anh gây sự đánh nhau với nhóm du đãng Hà Nội, anh cứ nghĩ rằng anh là “good guy” (người tốt) còn đối thủ anh, tụi du côn là “bad guy” (người xấu). Anh nghĩ làm như vậy là giúp được xã hội bấy giờ bớt đi vấn nạn. Anh nói” Không ngờ mình trở thành du đãng khi nào không hay.”
Năm 1954 anh theo gia đình vào Nam.
(Đọc tiếp phần 2: Thời gian ở Huế, 1954- 1970: Từ một du đãng thành một người Thầy đáng kính)

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

LƯỢC SỬ CƯƠNG NHU KARATEDO CỦA TRẦN VĂN VINH

Cương Nhu Karate được thành lập năm 1965 tại Huế-Việt Nam bởi Grand Master NGÔ ĐỒNG ,rồi sau đó lan tỏa vào Nam ra Bắc Cương Nhu Karate cung cấp một loại các kỷ thuật mà là kết quả của sư pha trộn phong cách khác nhau của võ thuật,từ những nhẹ nhành nhất đến những khó khăn nhất,Cương Nhu Karate là một chương trình độc đáo nhất và đầy đủ trong đào tạo võ thuật kết hợp kỷ thuật từ 7 môn võ: -Shotokan karate(Nhật Bản)-Vovinam(Việt Nam)-Boxinh(Mỹ)-Wing Chun Kung Fu(Trung Quốc)-Judo(Nhật Bản)-Aikido(Nhật Bản)-Tai Chi Chuan(Trung Quốc) thảnh phong cách riêng của mình,lấy tên là Cương Nhu karate, Cương Nhu là môn võ tuyêt vời với tự vệ.Nhiều kỷ thuât trong hai lĩnh vực, Cứng và Mềm,cho phép bạn ứng dung kỷ thuật phù hợp khi phải đối măt với tình huấn khác nhau .Tự tin,Tự chủ,khiêm cung,bất khuất,là một thái độ tất thắng và rất nhiều kỷ thuật nâng cao khả năng của bạn để tự bảo vệ mình.Áp dụng võ thuật vào thực tế …..
Cương Nhu đã được đưa đến Hoa kỳ vào năm 1971 khi Grand Master NGÔ ĐỒNG đến Hoa Kỳ, Trường Đại Học Florida học lấy bằng Tiến Sĩ Côn Trùng Học,Trong khi đó ông thành lập Câu Lạc Bộ Cương Nhu Karate,câu lạc bộ này nhanh chóng trở thành câu lạc bộ Intramural lớn nhất trong khuôn viên trường,với hơn 200 sinh viên tham gia,Sau đó dược thành lập Trung Tâm ở Gainesville để phục vụ nhân dân của tất cả lứa tuồi ngoài Dại Học.Nhiều người trong số các sinh viên đầu từ các trường này ra trường rời khỏi Gainesville đã về các nước thành lập võ đường riêng họ Do dó truyền bá trên khắp đất nước Hòa Kỳ và khắp nơi trên thế giới .
Trong mộ buổi lễ Đặt biệt tháng 5 năm 1994 Giám Đốc điều hành Hiệp Hội Judo Mỹ đã vinh thăng GrandMaster NGÔ ĐỒNG 6 đẳng Judo ,cũng là 1 trong 47 JudoKa thượng thặng của Hoa Kỳ có Đẳng cấp Judo cao nhất trên 20.000 thành viên USJA.
Vào mùa hạ ngày 15 thánh 5 năm 2000 ông qua đời để lại cho con trai là Grand Master NGÔ QUỲNH là Trưởng CƯƠNG NHU ĐÔNG PHƯƠNG VÕ THUẬT
Cương Nhu Oriental kỹ thuât võ thuật hiên nay có hơn 3000 thành viên hoạt
đông dưới sư lãnh đạo của GarndMaster NGÔ QUỲNH
Võ sư : TRẦN VĂN VINH

TRẠI HUẤN LUYỆN CƯƠNG NHU TẠI MỸ HẰNG NĂM

Trại huấn luyện mỗi năm (IATC – International Annual Training Camp)
Cuối tháng 5 năm 1978, sau khi OSensei Ngô Đồng trở lại Mỹ được sáu tháng thì tất cả các võ sinh đai nâu và đai đen có hai ngày đêm tập võ liên tục tại một khu trại nhỏ ở Waldo, gần Gainesville Florida. Đây là trại huấn luyện đầu tiên của Cuong Nhu trên đất Mỹ. Đúng là trại, vì vùng đất này còn hoang sơ, nước không uống được, đất thì lồi lõm, đá và cát, và nhiều nhất là muỗi. Hồi đó môn phái CN còn rất nghèo, nên phải chọn các nơi xa phố (nếu tôi nhớ không lầm thì tiền thuê trại chỉ khoảng hai ba trăm đôla). Chúng tôi, trên dươi 40 người, một số thì ngủ trong nhà lưới, một số cắm trại ngoài trời, từ đó có danh xưng là “Trại” huấn luyện (training camp). Nước tắm, rửa mặt vừa dơ vừa hôi bùn. Tuy điều kiện không được tốt nhưng bù lại, mọi người tập tành thật hăng hái và kỳ trại đầu tiên này đã để lại nhiều kỹ niệm đẹp và khó quên cho mọi người.
Năm 1982, võ đường Phượng Hoàng ở Tallahassee (VS Trưởng là H.T. Lập) tình nguyện tổ chức tiếp trại huần luyện hàng năm. Số người tham dự năm đó chừng 80. Chúng tôi thuê một khu trại riêng của giáo phái Tin Lành, phòng tập lớn, rộng, sàn gỗ rất đẹp. Sau hai ngày tập luyện, tối chủ nhật, mọi người họp lại trong một buoir văn nghệ bỏ túi. Nhiều võ sinh hát, kịch, làm trò. VS Lập và cô học trò Wendy hòa nhạc guitar và sáo, OSensei hát một bài tiếng Việt và một bài tiếng Anh. Từ đó truyền thống “Skit night – đêm văn nghệ vào tối chủ nhật trở thành một sinh hoạt vui cho tất cả các trại sau.
Từ đó trại huấn luyện Cuong Nhu Karate nhân ngày lễ Memorial Day của Mỹ vào ba ngày cuối tháng 5 đã trở thành truyền thống. Võ sinh mong đợi và đếm từng ngày cho đến ngày trại. Không những là những ngày tập luyện với nhau mà trại đã trở thành một ngày đòan tụ của đại gia đình CN. Các kỳ trại đầu tiên thì hạn chế đai nâu và đen, hai mươi năm trở lại đây thì ai cũng có thể tham dự, càng lúc càng đông.
Chương trình các trại huấn luyện khá giống nhau. Trường đảm nhiệm việc tổ chức thuê một trường đại học lớn trong ba ngày (như đại học Emory University, North Carolina State University, University of Florida, v.v…) Tiền thuê gồm sân vận động (gymnasium), cư xá sinh viên, phòng ăn của sinh viên. Trường đại học phụ trách hết chuyện ăn uống, chia phòng. Đa số mọi người đến vào chiều tối thứ năm. Trường tổ chức đón tiếp từ phi trường chở về các cư xá sinh viên. Tối thứ năm có buổi ăn ngoài trời. Sáng thứ sáu khai mạc, giới thiệu, sau đó chia lớp, ai muôn tập gì thì tập, từ các bài quyền cản bản đến cao đẳng, các loại vũ khí, thiền, yoga, trà đạo …Tối thứ sáu thì thi lên đai đen và đẳng cấp cao. Tôi thứ bảy có họp tất cả các võ sư đai đen trở lên. Chiều chủ nhật là các giải thưởng hàng năm, lên đai, biểu diễn. Tối chủ nhật là các màn văn nghệ của các trường. OSensei thường hát các bài nhạc Mỹ hay Việt trong dịp này. Tối chủ nhật sau phần văn nghệ, trường tổ chức còn mua thêm thức ăn ngon, mời các ban nhạc đến, cho tất cả mọi người dự party, chuyện trò và khiêu vũ.
Sau đây là danh sách các trại huấn luyện từ 1978.
1978 to 1981 - Waldo, Gainesville, Florida - Host: OSensei
1982 - Florida State University, Tallahassee, Florida - Host: Master Lap Hoang
1983 - South Carolina, Kiawah Island; Host: Master Mike Ponzio and Sensei Anne Ponzio
1984 -85 Jacksonville University, Host - Master Kirk Farber
1986 -87 Atlanta, Oglethorpe University. Host: Master Mary Davis and Sensei Allyson Appen
1988 -89 Bowie College, Maryland - Host: Sensei Dave Killian and Sensei Norween Bruster
1990 - 91 Gainesville, University of Florida - Host: OSensei
1992 - 93 Boston, Tufts University. Host - Sensei Charlie Brown and Sensei John Apposole
1994 - 95 Boca, Florida Atlantic University - Kỹ lục trên 400 người dự. Host - Master Robert First and Sensei Elizabeth Roman
1996 - 97 University of Marquette, Michigan. Host - Sensei Bud Place
1998 - 99 San Diego, San Diego State University - Host: Sensei George Sherman
2000 - 01 Atlanta, Emory University. Host: Master Mary Davis and Master Allen Hoss
2002 - 04 Raleigh, North Carolina State University- Host: Master Robert First and Sensei Elizabeth Roman
2005 - 07 Gainesville, University of Florida- Host: Grand Mater Quynh Ngo and Tallest Tree.
2008 - 10 Raleigh, North Carolina State University - Host: Master Robert First and Sensei Elizabeth Roman
2011 - 13 Atlanta, Emory University - Host: Master Allen Hoss and Sung Ming Shu Dojo
2014 Raleigh, North Carolina State University- Host: Master Robert First and Sensei Elizabeth Roman
Trại huấn luyện 2015 sẽ tổ chức ở North Carolina State University, Raleigh và làm kỹ niệm 50 năm thành lập Cuong Nhu Karate.
(Hoàng Thống Lập ghi lại June 9 2014)

HỌC LÓM

TRƯƠNG NGOC DIỆP

Mình xin đóng góp bài viết :" HỌC LÓM "
Tiếng hét KIOP bằng giọng cổ khàn vang vọng của Võ đường Teakwon do Khách sạn Hương Giang,Huế...cuối năm 1968,làm" HẮN " tự oai và hãnh diện...Võ sư Đại Hàn và Võ sư Trắc( Th/úy TrĐ 54 BB),đi lui đi tới,chỉ bày cặn kẻ cho Võ sinh...trong đó có hắn ! động tác làm giật lùi niềm đam mê của hắn,đơn giản vì hắn đứng tấn sai và bị HLV quét ngã ngựa !đập nguyên cái đầu "đai trắng" xuống đất...Thế rồi cứ mỗi chiều chiều hắn lại cùng đám bạn học Nguyễn t.Phương,xuống TAPI Nhu đạo của Thầy Nho,Thầy Khai học tiếp! cũng từ đó hình ảnh Thầy Ngô Đồng đã hiện diện trong mắt hắn ! "học lóm"qua tấm cửa kính đục mờ,hắn vẫn nghe được tiếng hét "KIAI" của Thầy,giọng cổ thanh thét kéo dài đầy nội lực !...và CƯƠNG NHU KARATE DO đã đến với cuộc đời HẮN !
Anh Vĩnh Vy,A.Vĩnh Hưng,A. Vinh(tàu),A.Đinh sơn Thắng(Bảo Thạnh,Huế),A.Thạnh,A.Diệu,A.Vĩnh Chánh,A.Ái(Chủ tịch môn Karate/TP.HCM),A.Tranh,A.Tường,A.Biên...là những thần tượng trong đôi mắt non nớt của hắn. Hắn thích và Thầy đã thay đổi chữ ĐẠO trong con người hắn ! Động tác Chào bàn tay trái trên bàn tay phải dưới,và chắp hai bàn tay lại để 1 vài phút tỉnh lặng,tập trung tư tưởng...đã là thói quen của hắn suốt thời gian dài...
Hắn được Thầy ưu ái cho vào Nhóm Topten sau những lần thử lửa...mỗi người 1 trận gai góc ! A. Vĩnh Chánh có thế tấn lã lướt nhanh nhẹn và đòn tay chính xác,A.Ái thì cú đá Kanoto chân trái rất mạnh...A.Biên thì trụ tấn chịu đòn rất giỏi và tấn chồm tới để đánh móc "hạ bộ"nỗi tiếng 1 thời !...thế nhưng lực bất tòng tâm ! hắn lại ko được Thi đấu giao hữu với Teakwondo sân Lửa Hồng, Thành nội Huế của Thầy Trắc ! lần đó...Anh Biên cao thủ đánh móc hạ bộ,A.Đoàn văn Chương đá liên hoàn,A.Thanh Bến ngự đá Giò lái bay vòng,A.Đạt yoko tống ngang,còn hắn chuyên đá chuồi hạ bộ...dự định được Thấy Vĩnh Vy(Phó Chưởng môn) tung ra...nhưng sau cú đánh móc của Anh Biên, A. Niên 1 đăng Teakwondo bị ngã ...cả Vỏ đường nóng lên,ko khí căng thẳng buộc lòng trận đấu phải tạm hoãn,để giữ tình hữu nghị giữa 2 Võ đường...hắn nhớ như in Teakwondo chuyên day đấm đá từ thắt lưng trở lên...còn Cương Nhu lại tấn thấp và đòn tay chân chú trọng từ thắt lưng trở xuống,hỏi sao ko khắc nhau cho được ! hắn tiếc và nhớ mãi trận đáu cho đến ngày hôm nay !...
Sau trận đấu đó hắn buồn ...và thi rớt Tú tài 1...hắn bỏ vào Nam đi lính1971...vào lính QC hắn muốn xa nghiệp Võ cũng ko được! 5 giờ sáng người ta dạy cho hắn Teakwondo,,chiều lại học Judo cận chiến...và khi thi mãn khóa phải đạt điểm hệ số 3 tất cả các môn hoc: Võ thuật,bắn súng,Điều hòa lưu thông-Kiểm lưu xe cộ,Quân luật, hình luật,tố tụng hình sự,Giao tế dân sự,Hộ tống yếu nhân,xa đoàn...Ôi thôi! đủ thứ nhét vào đầu hắn...nhưng thỉnh thoảng hắn vẫn nhớ chữ Đạo trong Cương Nhu và những lời Thầy giảng !...
1975...Cuộc Đổi Đời Lịch Sử ! từ KTM về Ga Bình triệu tp.HCM...1980 Sóng gió bến tàu...Hắn,vợ con,Mẹ và Em...lăn lộn kiếm cơm thừa canh cặn trong Xã hột tột cùng của cảnh "Bế môn tỏa cảng "...Hắn đã gặp lại đồng môn,Thầy Vy,Anh Ái,A. Vĩnh Tuy,A.Hùng,A.Trung..rồi đi phụ dạy ! 1992...Hắn đã phải gồng mình với 30 hít đất vì cú đá chuồi hạ bô và giò lái thấp quét chân 1 đệ tử ruột của Anh Ái tại Sân QK 7/tp HCM...hắn biết A.Ái muốn cho mọi người thấy Cương Nhu Krarate gốc của A. Ái là như thế nào qua hắn...Rồi giới thiệu hắn thi lại 1 đẳng và mở Võ đường tại Ga Bình triêu, rồi TTVH Thủ đức/SG...hắn lại được Thầy Ng.quốc Cường (là đàn em xa tít của hắn) cấp bẳng 3 đẳng Seisinkai karate...để phụ việc tại TTVH Quận Phú nhuận ! nhưng rồi "đâu cũng vào đó" ! đó ko có thì đây cũng ko còn ! thực tài là quan trọng chứ hư danh là ko tồn tại ! và hắn đã trở về lại "trắng đai"...vẫn là con "dã tràng xe cát "...
Hắn mệt mỏi lắm rồi ! hắn đã ko còn đẳng nào cả ! nhường đường đi lại cho thế hệ sau... hắn chỉ còn nhiều ước mơ ! Cơm áo gạo tiền,vật chất xa hoa,nhà lầu xe hơi...hắn trải qua hết rồi....Con cháu nội ngoại đông đủ,tóc hắn đã bạc đi nhiều ! tay chân rã rời ! hắn muốn nhoài người lên đễ viết về người Thầy Chưởng môn Cương Nhu Karate do mà hắn kính trọng nhất !!! 
Sài gòn, 11/6/2014 một phút mặc niệm !
Trong bài viết có nhiều người đã khuất bóng,Xin thắp một nén nhang lòng tưởng nhớ !
"Cương Nhu Đại học ngày xưa,
TAPI còn thấm mồ hôi Võ đường
Tôi ngồi tôi ngửi mùi hôi
Đồng môn bạn củ,mùi này.... đứa mô ?"...

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

CHƯỞNG MÔN NGÔ QUỲNH ĐỜI THỨ 2 CỦA MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO

A.Lập : Tôi gởi lên đây vài tấm hình của Võ Sư Ngô Quỳnh để giới thiệu với các anh người Võ Sư Chưởng Môn Cuong Nhu Oriental Martial Arts. Vài năm trước khi OSensei Ngô Đồng mất (khoảng 1997-98), tất cả đồng môn đã bầu VS Ngô Quỳnh lên làm người kế nhiệm chức Chưởng Môn. Võ sư Quỳnh năm nay (2014) đúng 50 tuổi. Năng khiếu trời sinh rất cao, tập võ từ nhỏ nên khi qua đến Mỹ, từ năm 11 tuổi đến khi tốt nghiệp đại học, VS Quỳnh đều được xếp hạng số 1 của tiểu bang Florida cho các kỳ đấu võ tự do (open tournaments), cả ba môn đấu (sparring), quyền (kata) và võ khí (weapons). VS Quỳnh tôt nghiệp Cử Nhân về Xây Dựng (Bachelor of Science in Building Construction) tại đại học University of North Florida, sau khi tốt nghiệp, đã sáng lập ra công ty xây dựng rất thành công. Năm 2012, VS giao việc điều hành lại cho các em Ngô Anh và Ngô Anh Thư để có hoàn toàn thời gian lo việc phát triển Cuong Nhu, đi đến thăm, dạy và chấm thi các trường võ CN trên nhiêu tiểu bang trên nước Mỹ. VS Quỳnh có hai con gái đầu và môt con trai út. Cháu Christina lên đai đen 2013, hai cháu Rebecca và Alexander vùa thi lên đai đen trong kỳ IATC 2014. Với phong cách lãnh đạo rất trung tín, chân thật và yêu thương mọi người, Võ Sư Chưởng Môn Ngô Quỳnh được sự kính mến và yêu quý của tất cả mọi người trong cũng như ngoài môn phái

CƯƠNG NHU KARATEDO TẠI MỸ

trích bài 2 của A.Lập : Cương Nhu Karate Asociation (CNKA) ở Mỹ được thành lập từ 1972. Hội hoạt động đến khoảng 1986 thì đổi tên là Cuong Nhu Oriental Martial Arts Asociation (CNOMAA). Hội độc lập, không trực thuộc hội võ thuật nào khác. Về tổ chức hành chánh thì Cương Nhu ngang hàng các hiệp hội võ thuât khác như Karate, Tae kwon do, Judo, Aikido (hội không vụ lợi nên được miễn thuế liên bang). Người Mỹ chuộng thực chất, tài năng hơn là truyền thống hay hư danh nên ai cũng có thể lập hội được, có thực lực thì sống, có hư danh thì sẽ chết. Họ khuyến khich thương mại, nhất là các thương mại nhỏ vì theo thống kê, các thương mại nhỏ đem đến hai phần ba số công ăn việc làm trên đất nước họ. Muốn mở trường dạy võ, tiệm tạp hóa, nhà hàng ăn, v.v… thì mỗi năm đóng lệ phí là 50 đôla cho thành phố, họ sẽ cấp giấy phép hành nghề (Occupational License). Mọi chuyện rất đơn giản, mất khoảng 1 giờ là xong.

Karate của Nhật (chưa kể của Okinawa) cũng có vài chục hội ở Mỹ và họ cũng độc lập với nhau. Tôi ghi lên đây vài hội (Association và Federation cũng gọi là hội):
Japan Karate Association
World Karate Association
International Shotokan Karate Federation
International Traditional Karate Federation
International Karatedo Federation
JKA American Federation
USA Karate Federation. v.v… và v.v…

OSensei Ngô Đồng có kể với tôi là năm 1965 anh có nộp đơn để lập hội Cuong Nhu Karate ở Huế nhưng Bộ Thanh Niên hồi đó cứ nhất định phải có người Nhật đứng tên đầu họ mới cấp giấy phép. Anh rất giận, cho đó là văn hóa “nô lệ”, cứ cho mình phải phụ thuộc vào người nước ngoài. Hình như đến 1967 hay 1968 họ mới cấp giấy phép chính thức.


 ĐẾN NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1967 THÌ TỔNG NHA THANH NIÊN THỜI ĐÓ MỚI KÍ QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP . NÊN MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY LẤY NGÀY 22 THÁNG 8 HẰNG NĂM LÀ NGÀY THÀNH LẬP MÔN PHÁI . NĂM LÀ NĂM 1965 . VẬY NGÀY 22/8/2015 KỶ NIỆM 50 NĂM , RẤT MONG QUÝ ANH THU XẾP VỀ DỰ, ĐỂ HUYNH ĐỆ CHÚNG TA ĐƯỢC DIỆN KIẾN THĂM HỎI NHAU . SẼ CÓ CHƯƠNG TRÌNH VÀ THƯ MỜI VÀO NĂM 2015 . RẤT MONG QUÝ SƯ HUYNH ĐỆ QUAN TÂM .

Ý NGHĨA CỦA KARATEDO

Trích bài1 của A.Lập : Ý Nghĩa chữ Không trong Không Thủ Đạo (Kara in KaraTeDo) (Kara= Không, Te= Hand, Do= Đạo)

Nhiều người, ngay cả nhiều võ sư Karate ở Mỹ, cứ tưởng Không Thủ Đạo là tay không (Empty Hand Combat), một môn võ mà khi tự vệ, đều bằng tay không. Thật ra từ ngày xưa ở Okinawa, cội nguồn của Karate, Karate được viết là "Đường Thủ Đạo" (nhà Đường Lý Thế Dân bên Tàu). và còn gọi là Trung Hoa Thủ (Chinese Hands) vì người Trung Hoa sang đó dạy võ và người Okinawa sang Trung Hoa học võ Tàu mấy trăm năm trước. Năm 1916 hay 1917 (trong sách ông Funakoshi viết là ông cũng không nhớ), khi tổ sư Shotokan Karate là Ông Gichin Funakoshi từ Okinawa sang Nhật Bản để dạy Karate thì lúc đó ở Nhật vùa qua cuộc chiến tranh với Trung Hoa, tinh thần bài Hán rất cao nên ông bèn viết lại tiếng Đường thành tiếng Không (hai chữ này đồng âm khác nghĩa = homonym). Tuy vẫn gọi là Không Thủ Đạo nhưng chữ viết không còn nhắc đến nguồn gốc nhà Đường của Trung Hoa nữa Các môn phái Karate ở Okinawa và ở Nhật cũng đều còn dạy Vũ Khí như Côn, Đoản Côn, Nunchaku, sai, v.v...

Chư Không này là chữ Không của Phật Giáo (Không ở trong Trí Định Huệ, không phải là trong tay Không có gì, dần dần người ta quên đi cái ý chính mà đi theo ý phụ).

Sau đây là câu nói của vị Tổ Sư Karate, dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh, tôi dịch lại bằng tiếng Việt dươi đây:
“Như tấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏ hết tính ích kỹ, hung ác, để cho tâm được an bình tĩnh lặng thì mới đối phó được những bất trắc trong cuộc đời. Đây là nghĩa chữ Không (Kara) trong Không Thủ Đạo – Karate Do.”

As a mirror's polished surface reflects whatever stands before it and a quiet valley carries even the small sounds so must the student of karate render his mind empty of selfishness and wickedness in an effort to react appropriately to anything he might encounter. This is the meaning of kara in karate..." Funakoshi, Gichin

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014