Viết về Học Hành. (Hoàng Thống Lập, 2/12/2014)
Trường Cương Nhu ở Raleigh, North Carolina, Hoa Kỳ, có tên là Shuhari Dojo. Thấy tên này cũng hay nên tôi viết vài dòng giải thích ý nghĩa chữ Shuhari.
Hoc võ, theo phương pháp của người Nhật, thường trải qua ba giai đoạn. Họ tóm gọn trong chữ “Shuhari.”
1: “SHU” là học những thế võ, những bài quyền mà Thầy và các sư huynh đệ đồng môn đã chỉ dạy. Chúng ta chuyên cần luyện tập các thế võ, học thuộc các bài quyền, hiểu cách phân thế, cách ứng dụng. Thầy dạy như thế nào, chúng ta hoàn toàn giữ nguyên, không thay đổi gì cả.
2. “HA” là sau khi đã đi đúng quyền pháp, luyện tập công phu, chúng ta bắt đầu biết, cảm nhận và có sự lựa chọn bằng cách bỏ bớt đi các bài quyền hay các thế võ. Chúng ta cũng có thể thay đổi cách ứng dụng để võ thuật thích hợp với cá nhân ta hơn.
3. “RI” là sáng tạo thêm những cái mới cho hoàn toàn thích hợp với ta. Chúng ta có thể dựa trên các bài quyền cũ, các thế võ xưa và thay đổi chút ít. Chúng ta cũng có thể sáng tạo hoàn toàn các bài quyền mới. Chúng ta làm theo trí óc cũng như con tim mình. Khi có sự sáng tạo, xem như phần học đã xong.
1: “SHU” là học những thế võ, những bài quyền mà Thầy và các sư huynh đệ đồng môn đã chỉ dạy. Chúng ta chuyên cần luyện tập các thế võ, học thuộc các bài quyền, hiểu cách phân thế, cách ứng dụng. Thầy dạy như thế nào, chúng ta hoàn toàn giữ nguyên, không thay đổi gì cả.
2. “HA” là sau khi đã đi đúng quyền pháp, luyện tập công phu, chúng ta bắt đầu biết, cảm nhận và có sự lựa chọn bằng cách bỏ bớt đi các bài quyền hay các thế võ. Chúng ta cũng có thể thay đổi cách ứng dụng để võ thuật thích hợp với cá nhân ta hơn.
3. “RI” là sáng tạo thêm những cái mới cho hoàn toàn thích hợp với ta. Chúng ta có thể dựa trên các bài quyền cũ, các thế võ xưa và thay đổi chút ít. Chúng ta cũng có thể sáng tạo hoàn toàn các bài quyền mới. Chúng ta làm theo trí óc cũng như con tim mình. Khi có sự sáng tạo, xem như phần học đã xong.
Ngắn gọn hơn, chúng ta có thể tạm dịch Shuhari là “học, quên, sáng tạo”
Trong truyện Cô Gái Đồ Long, Kim Dung có viết về chuyện học võ của Trương Vô Kỵ. Khi cường địch Mông Cổ do Triệu Minh là thủ lãnh lên núi Võ Đang thách đấu, mội người được chứng kiến Tổ sư Trương Tam Phong dạy môn võ ông mới sáng tạo cho môn đồ Trương Vô Kỵ, phần đầu là Thái Cực Quyền, phần sau là Thái Cực Kiếm. Tổ sư biễu diễn bài Thái Cực quyền xong hỏi Vô Kỵ xem nhớ được bao nhiêu thế. Chỉ nhìn một lần, Vô Kỵ đã nhớ gần một nửa, Tổ Sư khen giỏi và đi lại bài quyền lần thứ hai thì Vô Kỵ nhớ hơn hai phần. Tổ Sư dạo quyền lần thứ ba với nhiều thế khác thì mọi người thấy Vô Kỵ suy nghĩ rồi nói “Bây giờ con đã quên hết rồi”. Tổ sư Trương Tam Phong lúc đó nói:” Tôt lắm, bây giờ con đã đủ sức đấu với kẻ địch”
Thế còn hành?
Trong võ thuật Karate, khi học thì theo nguyên tắc Shuhari nhưng khi hành thì chỉ một nguyên tắc. Nguyên tắc đó ở một chữ “Không”. Sau đây là câu nói của vị Tổ Sư Karate, Funakoshi Gichin:
“Như tấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏ hết tính ích kỹ, hung ác, để cho tâm được an bình tĩnh lặng thì mới đối phó được những bất trắc trong cuộc đời. Đây là nghĩa chữ Không (Kara) trong Không Thủ Đạo – Karate Do.”
“Như tấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏ hết tính ích kỹ, hung ác, để cho tâm được an bình tĩnh lặng thì mới đối phó được những bất trắc trong cuộc đời. Đây là nghĩa chữ Không (Kara) trong Không Thủ Đạo – Karate Do.”
Lập (2/12/2014)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét