Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

CHƯỞNG MÔN NGÔ QUỲNH ĐỜI THỨ 2 CỦA MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO

A.Lập : Tôi gởi lên đây vài tấm hình của Võ Sư Ngô Quỳnh để giới thiệu với các anh người Võ Sư Chưởng Môn Cuong Nhu Oriental Martial Arts. Vài năm trước khi OSensei Ngô Đồng mất (khoảng 1997-98), tất cả đồng môn đã bầu VS Ngô Quỳnh lên làm người kế nhiệm chức Chưởng Môn. Võ sư Quỳnh năm nay (2014) đúng 50 tuổi. Năng khiếu trời sinh rất cao, tập võ từ nhỏ nên khi qua đến Mỹ, từ năm 11 tuổi đến khi tốt nghiệp đại học, VS Quỳnh đều được xếp hạng số 1 của tiểu bang Florida cho các kỳ đấu võ tự do (open tournaments), cả ba môn đấu (sparring), quyền (kata) và võ khí (weapons). VS Quỳnh tôt nghiệp Cử Nhân về Xây Dựng (Bachelor of Science in Building Construction) tại đại học University of North Florida, sau khi tốt nghiệp, đã sáng lập ra công ty xây dựng rất thành công. Năm 2012, VS giao việc điều hành lại cho các em Ngô Anh và Ngô Anh Thư để có hoàn toàn thời gian lo việc phát triển Cuong Nhu, đi đến thăm, dạy và chấm thi các trường võ CN trên nhiêu tiểu bang trên nước Mỹ. VS Quỳnh có hai con gái đầu và môt con trai út. Cháu Christina lên đai đen 2013, hai cháu Rebecca và Alexander vùa thi lên đai đen trong kỳ IATC 2014. Với phong cách lãnh đạo rất trung tín, chân thật và yêu thương mọi người, Võ Sư Chưởng Môn Ngô Quỳnh được sự kính mến và yêu quý của tất cả mọi người trong cũng như ngoài môn phái

CƯƠNG NHU KARATEDO TẠI MỸ

trích bài 2 của A.Lập : Cương Nhu Karate Asociation (CNKA) ở Mỹ được thành lập từ 1972. Hội hoạt động đến khoảng 1986 thì đổi tên là Cuong Nhu Oriental Martial Arts Asociation (CNOMAA). Hội độc lập, không trực thuộc hội võ thuật nào khác. Về tổ chức hành chánh thì Cương Nhu ngang hàng các hiệp hội võ thuât khác như Karate, Tae kwon do, Judo, Aikido (hội không vụ lợi nên được miễn thuế liên bang). Người Mỹ chuộng thực chất, tài năng hơn là truyền thống hay hư danh nên ai cũng có thể lập hội được, có thực lực thì sống, có hư danh thì sẽ chết. Họ khuyến khich thương mại, nhất là các thương mại nhỏ vì theo thống kê, các thương mại nhỏ đem đến hai phần ba số công ăn việc làm trên đất nước họ. Muốn mở trường dạy võ, tiệm tạp hóa, nhà hàng ăn, v.v… thì mỗi năm đóng lệ phí là 50 đôla cho thành phố, họ sẽ cấp giấy phép hành nghề (Occupational License). Mọi chuyện rất đơn giản, mất khoảng 1 giờ là xong.

Karate của Nhật (chưa kể của Okinawa) cũng có vài chục hội ở Mỹ và họ cũng độc lập với nhau. Tôi ghi lên đây vài hội (Association và Federation cũng gọi là hội):
Japan Karate Association
World Karate Association
International Shotokan Karate Federation
International Traditional Karate Federation
International Karatedo Federation
JKA American Federation
USA Karate Federation. v.v… và v.v…

OSensei Ngô Đồng có kể với tôi là năm 1965 anh có nộp đơn để lập hội Cuong Nhu Karate ở Huế nhưng Bộ Thanh Niên hồi đó cứ nhất định phải có người Nhật đứng tên đầu họ mới cấp giấy phép. Anh rất giận, cho đó là văn hóa “nô lệ”, cứ cho mình phải phụ thuộc vào người nước ngoài. Hình như đến 1967 hay 1968 họ mới cấp giấy phép chính thức.


 ĐẾN NGÀY 22 THÁNG 8 NĂM 1967 THÌ TỔNG NHA THANH NIÊN THỜI ĐÓ MỚI KÍ QUYẾT ĐỊNH CẤP GIẤY PHÉP . NÊN MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO VIỆT NAM TỪ TRƯỚC ĐẾN NAY LẤY NGÀY 22 THÁNG 8 HẰNG NĂM LÀ NGÀY THÀNH LẬP MÔN PHÁI . NĂM LÀ NĂM 1965 . VẬY NGÀY 22/8/2015 KỶ NIỆM 50 NĂM , RẤT MONG QUÝ ANH THU XẾP VỀ DỰ, ĐỂ HUYNH ĐỆ CHÚNG TA ĐƯỢC DIỆN KIẾN THĂM HỎI NHAU . SẼ CÓ CHƯƠNG TRÌNH VÀ THƯ MỜI VÀO NĂM 2015 . RẤT MONG QUÝ SƯ HUYNH ĐỆ QUAN TÂM .

Ý NGHĨA CỦA KARATEDO

Trích bài1 của A.Lập : Ý Nghĩa chữ Không trong Không Thủ Đạo (Kara in KaraTeDo) (Kara= Không, Te= Hand, Do= Đạo)

Nhiều người, ngay cả nhiều võ sư Karate ở Mỹ, cứ tưởng Không Thủ Đạo là tay không (Empty Hand Combat), một môn võ mà khi tự vệ, đều bằng tay không. Thật ra từ ngày xưa ở Okinawa, cội nguồn của Karate, Karate được viết là "Đường Thủ Đạo" (nhà Đường Lý Thế Dân bên Tàu). và còn gọi là Trung Hoa Thủ (Chinese Hands) vì người Trung Hoa sang đó dạy võ và người Okinawa sang Trung Hoa học võ Tàu mấy trăm năm trước. Năm 1916 hay 1917 (trong sách ông Funakoshi viết là ông cũng không nhớ), khi tổ sư Shotokan Karate là Ông Gichin Funakoshi từ Okinawa sang Nhật Bản để dạy Karate thì lúc đó ở Nhật vùa qua cuộc chiến tranh với Trung Hoa, tinh thần bài Hán rất cao nên ông bèn viết lại tiếng Đường thành tiếng Không (hai chữ này đồng âm khác nghĩa = homonym). Tuy vẫn gọi là Không Thủ Đạo nhưng chữ viết không còn nhắc đến nguồn gốc nhà Đường của Trung Hoa nữa Các môn phái Karate ở Okinawa và ở Nhật cũng đều còn dạy Vũ Khí như Côn, Đoản Côn, Nunchaku, sai, v.v...

Chư Không này là chữ Không của Phật Giáo (Không ở trong Trí Định Huệ, không phải là trong tay Không có gì, dần dần người ta quên đi cái ý chính mà đi theo ý phụ).

Sau đây là câu nói của vị Tổ Sư Karate, dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh, tôi dịch lại bằng tiếng Việt dươi đây:
“Như tấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏ hết tính ích kỹ, hung ác, để cho tâm được an bình tĩnh lặng thì mới đối phó được những bất trắc trong cuộc đời. Đây là nghĩa chữ Không (Kara) trong Không Thủ Đạo – Karate Do.”

As a mirror's polished surface reflects whatever stands before it and a quiet valley carries even the small sounds so must the student of karate render his mind empty of selfishness and wickedness in an effort to react appropriately to anything he might encounter. This is the meaning of kara in karate..." Funakoshi, Gichin