Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

VÕ SƯ BÀ DIDI GOODMAN


Tin Tức Cuong Nhu: 
Võ Sư Trưởng Tràng Cuong Nhu Karate ở Redwood Dojo, Oakland, California là bà Didi Goodman, HD Đệ Thất Đẳng, sẽ đến Austin, thủ phủ tb Texas, ngày 25 tháng 1, 2015 để ngâm thơ và ra mắt tập thơ mới xuất bản (Greed - A Confession). Thơ của bà đã đăng trên nhiều sách báo ở Mỹ. Bà cũng là tác giả cuốn sách "Võ Thuật Cho Trẻ Em"
(Lời chú thêm của HTL: Ở Mỹ, người làm thơ (poet) cũng hiếm, xuất bản sách thơ càng hiếm hơn.)

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

LỞ LÀNG TRƯƠNG NGỌC DIỆP

 LỞ LÀNG
Trong cái không khí lạnh buốt của đêm Noel Sài gòn, những cơn mưa muộn màng cuối mùa, tí tách ,rỷ rả rơi đều trên mái tôn trước hiên nhà…hòa với tiếng quạt máy cà quẹt quay qua lại… âm thanh khó chịu này làm tôi trở mình thức giấc mãi… đắp vội cái mền lên tới cổ,miệng lại xuýt xoa “lạnh quá“!”Lạnh quá”… hai tiếng này thật thân quen… mơ hồ như đưa ký ức tôi lại trở về với những ngày mưa lạnh buốt da, tầm tả của Huế thương ! Huế thương hay là Q thương với Võ đường Cương Nhu Đại học sư phạm…1970…
Những ngày mưa của Huế đầy ấp kỷ niệm…kỷ niệm đơn phương của Tôi…thứ tình cảm nhẹ nhàng,len lén nhìn nhau,rồi cúi đầu lặng lẻ !” tôi muốn hiểu chỉ một người ko hiểu “…tuổi học trò của tôi được cái thích thú là học kèm theo võ thuật, như một hình thức trau dồi văn thể mỹ và đạo làm người ! Tôi và Q cùng tu luyện tại Cương Nhu Karate với Thầy Ngô Đồng đáng kính ! lớp tôi học xong mới đến lóp của Q,cởi chiếc áo mưa màu xanh thắm,nút bóp bấm ở giữa…người Q ướt cả !…nhưng tinh thần ham học với niềm đam mê Võ thuật,chúng tôi cũng ko thấy lạnh! Vậy mà trong lòng tôi vẫn xót xa !một thứ tình cảm bâng quơ rụt rè của tưổi mới lớn…rồi ánh mắt của tôi chạm lấy Q…tuy là một võ sinh,nhưng ánh mắt nàng vẫn dịu dàng e thẹn lẫn chút trách yêu ! cứ thế những cái nhìn trách móc đó theo thời gian mãi cho đến đai nâu một bệt đen…với nụ cười hóm hỉnh và những lời răn đe hăm dọa của Anh Vy !...
Tôi vẫn còn nhớ giờ tập khóa của Q kế khóa tôi…Q và các bạn nữ đi sớm một chút để xem khóa tôi tập luyện…và Tôi lại về trễ, ngồi nán lại đễ nhìn khóa Q,hay nhìn Q ko muốn về ? Lần đó…dưới chân cầu thang xương cá tầng trệt của Võ đường…Thầy Đồng đang dạy chúng tôi cách vận khí chuyển thành nội lực đưa ra hai cánh tay ! Thầy đứng tấn trụ vững vàng xong,rồi dang hai tay ra để hai võ sinh đu hỏng người lên …mấy ngón tay Thầy vẫn mềm,phần cơ tay hơi săn lại,chứng tỏ Thầy đã chuyễn khí lực vào hai cánh tay,chứ ko phải dùng sức gồng lên cho rắn chắc …khi tôi đu hỏng người lên bên cánh tay trái của Thầy...Tôi bất chợt nhìn thấy ánh mắt lo lắng của Q! sợ tôi rơi xuống đất hay cả Thầy cùng ngã!Thầy đã tấn trụ vững vàng ,chỉ có tôi là rơi xuống vì mỏi tay…cú rơi như làm hụt hẩng cái nhìn đằm thắm ,dịu dàng của Q và nở một nụ cười nhẹ trên môi !...
Tôi tuy nhà ở mặt tiền phố Đông ba,Anh em du học Tây tàu Âu Mỹ…nhưng lòng vẫn vấn vương cô gái bán cơm bình dân ,đạm bạc,cô gái quê lên Huế học và phụ bán quán cơm ở An cựu…Q ko cao sang quyền quý,ko kiêu sa chảnh chẹ…nhưng ít ra Q cũng là một người con gái Tử Tế đúng nghĩa ! tôi đả kích tư tưởng cổ xưa,”môn đăng hộ đối”và nếu chiến tranh sớm tàn cuộc,có lẻ chúng tôi đã đi chung một con thuyền,con thuyền phiêu bạc nhưng đầy ấp tình thương!
Mưa Huế thúi đất thúi đai,mưa thâm trầm ảo não…ngồi nhìn mưa rơi mà lòng tôi buồn vời vợi! sao mình cứ đánh mất cơ hội,để cuộc tình mãi lở làng…Ngoài trời mưa vẫn lạnh buốt …kéo dài hơn cà tuần lễ ! những con đường mờ sương che phủ cảnh vật nửa rõ nửa mờ…hàng cây sầu đông trơ trụi lá với những cành cây khô khốc ! một Bác xích lô già đơn độc rảo xe trên những con đường Đại nội vắng lặng…Bác xích lô già đơn độc phải chăng đang chở tâm hồn tôi đi vào cõi hư vô…Tôi chưa dám mở lời ! cho đến qua cái Tết năm sau…mùa Xuân hoa lá khoe sắc như đơm vào lòng tôi chút nghị lực mới…đã thêm một tuổi nữa rồi, 18 tuổi là thi Tú Tài 1 đó! miệng mồm mạnh bạo thêm ,lá gan lớn chút nữa…ấy thế mà khi gặp nàng,Tôi vẫn trơ cái mặt ra ! áp úng mãi cho đến 44 năm sau…thế hệ chúng tôi là vậy đó,ngu ngơ dại khờ…để vuột mất …để bây giờ mới có những lời thơ,bài văn bất hủ ! những cái gì mình đạt được dể dàng và vội vàng quá thì ko bao giờ để lại ấn tượng khó quên trong cuộc đời !
Một lần dại khờ may mắn…hôm đó Q bị say gió ! chóng măt thở dốc…Tôi sốt ruột quá và tình nguyện chở Q về nhà, …Anh Vy cũng tế nhị hỏi: -Mi biết nhà Q ko ? “mặc dù Tôi chưa biết nhưng lần này cũng biết” tuy cơn chóng mặt dữ dội,nhưng Q vẫn giử kẻ ngồi một bên yên sau ! chiếc xe đạp củ kỷ của tôi hôm ấy sao nhẹ nhàng lạ thường! phải chăng trong lòng phấn khởi, và nhẹ nhỏm vì sắp có dịp thổ lộ cùng nàng ! đường thì giằng,Q thỉ đau…nàng ko còn cách nào khác là ôm choàng lấy hông Tôi ! như tiếp thêm điện Tôi đạp mạnh bạo mau chóng đưa nàng về nhà nhưng lòng vẫn mong muốn là con đường thật xa…và xa mãi cho đến bây giờ vẫn chưa dám mở lời yêu thương ! Bẳng đi một thời gian dài lắm !...chiến tranh tàn phá quê hương! Tôi phải xa Q mãi mãi cho đến tận bậy giờ vẫn bặt âm vô tín!…những con đường nay đã thay tên đổi họ…nhưng kỷ niệm tuyệt vời của mùa mưa xứ Huế có Q,có Tôi và Võ đường Cương Nhu Karate thân yêu..vẫn ko hề đổi thay!
Huế, mưa ảo não tâm can…mưa ngoài Trời hay mưa trong lòng ! đều là những giọt nước mắt của cơn đau tiếc nuối lở làng !...thế nhưng Trời ko phụ lòng người…sau khi chiến sự bình yên và trưởng thành, Tôi lại gặp người con gái tên An cũng trong mùa mưa của Huế…nhưng lần này là những giọt nước mắt của sự sung sướng thành công ! cũng ánh mắt đó dịu dàng e ấp,thẹn thùng ốt dột của xứ Huế ! đã mang đến cho cuộc đời Tôi niềm hạnh phúc vô bờ !
Tiếng rao lanh lãnh “Ai bánh chưng bánh giò đây”…vang trong đêm vắng Sài gòn…kéo tôi về với thực tại…mưa đã tạnh hẳn,tôi giật mình vì đã gần 2 giờ khuya ! vội lấy cái khăn quàng cổ cho đỡ lạnh và ho sùng sục…như nhắc nhở: Tôi đã già rồi !....
Sài gòn , 28.12.2014
Viết tặng các Sư huynh đệ CN… tính yêu trong võ thuật để làm thi vị thêm cuộc đời !...
D có dùng chữ Người Tử Tế nguyên gốc của anh Lập.xin cám ơn !

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

LỢI ÍCH CỦA TẬP LUYỆN VÕ THUẬT _ CƯƠNG NHU KARATE

LỢI ÍCH CỦA TẬP LUYỆN VÕ THUẬT _ CƯƠNG NHU KARATE

Với những bước hướng dẫn thích hợp từ các HLV bộ môn võ thuật, bạn có thể kiểm soát stress và những căng thẳng trong cuộc sống, giảm thiểu phần cân nặng dư thừa và mang lại một cơ thể căng tràn sức sống đầy tự tin trong khi đang học tập một cách tự vệ hiệu quả.
Võ thuật không những mang lại cho bạn cơ bắp săn chắc mà còn giúp duy trì sự dẻodai, mạnh khỏe của chúng. Một chương trình võ thuật được thiết kế để giữ cho cơ thể luôn trong tình trạng hoàn hảo nhất có thể.
- Mục tiêu đầu tiên của môn võ thuật Cương Nhu Karate là để duy trì một cuộc sống trong sạch, đơn giản, chân thành, và cao quý. nhằm mang lại những lợi ích nhất định cho người học. Không chỉ đạt được kỹ năng tự vệ, mà quan trọng hơn còn là tập trung phát triển nhân cách của mỗi cá nhân. Lịch sự, tôn trọng, khiêm tốn, lòng trung thành, sự khoan dung và sự cống hiến không chỉ là nguồn, ấy còn là phần thưởng từ việc học võ mang lại.
- Nếu tuân thủ đúng những hướng dẫn của HLV Cương Nhu Karate sẽ giúp bạn phát triển tốt tinh thần tự giác của bản thân. Học viên sẽ có thể cảm nhận ngay được thể chất và tính kỷ luật, tự giác của mình đang cải thiện dần và những người xung quanh cũng có thể dễ dàng thấy được sự thay đổi ấy. Hoạt động thể chất được sử dụng để nâng cao tinh thần rất hữu ích trong việc phát triển một hình ảnh cá nhân tích cực.
- Cương Nhu karate phù hợp cho mọi giới tính và mọi lứa tuổi. Phụ nữ sẽ học được cách tự vệ hiệu quả và có thể sử dụng để chống lại đối thủ có thể là lớn hơn và mạnh hơn mình. Việc học võ giúp lấy đi những phần cơ bắp không được săn chắc như mong muốn trong khi làm tăng chúng lên thông qua kinh nghiệm học tập thú vị và đáng giá. Đối với trẻ em, võ thuật dạy cách tự vệ trong khi cải thiện sự phối hợp. Rất nhiều bác sĩ và nhà tâm lý học nhi khoa đề nghị một chương trình dạy võ thuật để “chữa lành” các vấn đề thời thơ ấu cho trẻ. Những bài học mà một đứa trẻ học sẽ có tác động trực tiếp đến cả phần đời còn lại của chúng.
- Nhiều bậc cha mẹ chọn cách kết nối toàn bộ các thành viên trong gia đình của mình thông qua võ thuật C ương Nhu Karate như một phương tiện thú vị giúp tăng cường các mối quan hệ gia đình. Dành thời gian để nghiêm túc xem xét những gì võ thuật có để mang lại cho bạn và gia đình, điều này có thể là một bước quan trọng để hướng tới việc đạt được các mục tiêu và nguyện vọng đã đặt ra.
-Những cải thiện đạt được thông qua học võ Thuật CƯƠNG NHU KARATE:
Cải thiện tinh thần
1. Tập trung tinh thần: Không chỉ thể chất tăng lên mà tinh thần cũng sẽ được thay đổi theo chiều hướng tích cực. Điều này giúp thư giãn và tập trung sâu cũng như đầy đủ hơn trong những lúc bạn phải hoạt động hay làm việc trong một khoảng thời gian dài.
2. Các mối quan hệ cá nhân: Kể cả trong công việc, trường học, gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó còn là học được sự tập trung tinh thần và tôn trọng người khác cũng như nhận thức và nhu cầu của họ. Sự tôn trọng, lịch sự, tử tế và sự cảm nhận đối với người khác sẽ tác động đến các mối quan hệ cá nhân.

3. Thái độ tích cực: Khả năng tự vệ giúp cải thiện rất nhiều sự tự tin của bản thân người học. Tự tin kết hợp với sự đánh giá tốt, tính toàn vẹn và cải thiện tổng thể trong lối sống mang lại một thái độ tích cực.
Cải thiện thể chất:
1. Cải thiện sự cân bằng và phối hợp: điều này sẽ được áp dụng vào hầu hết các hoạt động khác trong cuộc sống, bên cạnh đó còn là bản năng, sự nhanh nhẹn và tốc độ sẽ mang lại rất nhiều cải thiện hữu ích cho học viên.
2. Tính linh hoạt: Đây là một trong những thay đổi dễ nhận thấy đầu tiên. Tính linh hoạt nhạy bén không chỉ thúc đẩy một tư thế và hình thể đẹp mà còn giúp tiếp tục cải thiện thể chất theo độ tuổi.
3. Sức chịu đựng: Giống như tính linh hoạt, sức dẻo dai, bền bỉ sẽ cho thấy một sự cải thiện tuyệt vời khi bạn luyện tập thường xuyên võ thuật Cương Nhu KARATE. Sức chịu đựng sẽ ảnh hưởng đến nhiều thứ trong cuộc sống của bạn, ví dụ như bạn sẽ cảm thấy ít mệt mỏi hơn mỗi khi bắt đầu những chuyến du lịch dài và dài hơi, khả năng chơi thể thao trội hơn và năng lượng hoạt động ngày một tăng lên.
Bạn thấy đấy, võ thuật C ương Nhu Karate không chỉ gói gọn trong một buổi tập luyện. Đó còn là cả một sự thay đổi, về thể chất lẫn tinh thần, lối sống của một con người và sẽ tồn tại theo cuộc sống của họ suốt cuộc đời.

Võ Sư TRẦN VĂN VINH

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

TỜ LỊCH VÕ



TỜ LỊCH VÕ NĂM 2015 DO EMT THIẾT KẾ , MỘT NGƯỜI BẠN TẶNG ẢO TRÊN FACE CHO VUI VUI .


ĐỆ TỬ LƯU LINH LÁI CHÚT CHƠI

ĐỆ TỬ LƯU LINH LÁI CHÚT CHƠI .
Ông GẦY CHỐNG DẠ giàu sang
Ông GIÀ CHỐNG GẬY làm càng mấy chai
Ta nghèo BẦU NÁ lai rai
Vì rằng BÀ NẤU vài chai yên lòng
Đến đi SƠN TRẠCH thỏa lòng
SẠCH TRƠN uống cạn đề phòng làm chi
VƯỢT ĐÔ không thấy hề gì
Thế là VÔ ĐƯỢC cạn li đi nào
Hết tiền nhờ BẮN ĐẠN vào
Dù rằng BẠN ĐẮNG vẫn khao như thường
Hồng trần ỔN CHỚ ? Bạn thương
Bồng lai Ở CHỐN vô thường sắc không .
Văn Nhân





VÕ ĐẠO TRONG TÔI

VÕ ĐẠO TRONG TÔI.
Hầu hết chúng ta đều chấp nhận những điều mình biết như một thực tế không thể thay đổi, thường quá quen thuộc với những điều hiện hữu quanh mình, đến nỗi chẳng bao giờ nhìn lại nhận thức của bản thân để thấy rằng quan niệm về cuộc sống của mình đã bị bó hẹp trong những gì mà ta hằng tin tưởng. Thế là dù cho trong ta tồn tại những mơ ước mãnh liệt, những khao khát cháy bỏng, thì nhiều người trong chúng ta vẫn không thể vượt qua được cái khuôn khổ nhỏ bé của cuộc sống, không thể nổ lực thay đổi chính mình. Vì sao vậy ? Vì chúng ta xem đó là cuộc sống mình phải chấp nhận. Cũng như các bạn, trong tôi có rất nhiều mơ ước nhưng tôi không bó hẹp cuộc sống của mình mà tôi đã thay đổi nó bằng cách trải nghiệm, khám phá nó từng giây, trân trọng nó từng khắc và kết quả là tôi đã trở nên vui tươi, lạc quan, yêu đời hơn trước rất nhiều. Đúng như câu nói của Jane Roberts “ Bạn không thể nhìn thấy gió mà chỉ nhìn thấy ảnh hưởng của nó. Suy nghĩ của bạn cũng vậy – bạn chỉ có thể nhìn thấy ảnh hưởng của suy nghĩ thông qua hành động.”
Trước đây tôi thường đến để xem mọi người tập luyện và tham gia các hoạt động của võ đường nhưng tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đi học võ thuật. Tôi nghĩ một người yếu ốm và không kiên trì, chịu khó như mình liệu có học được không và nếu có được chăng nữa thì học được bao lâu?. Dù trong lòng vẫn luôn ao ước có thể thay đổi được nó nhưng tôi lại không tin mình có thể làm được điều ấy. Cho đến một ngày tôi nhận thấy niềm tin là mấu chốt tạo nên sự khác biệt ở mỗi người, tôi có quyền lựa chọn điều mình suy nghĩ. Và đó là lí do tôi quyết định đi học võ. Tôi khoác lên mình bộ võ phục màu trắng mà lòng vui sướng lạ kì. Dường như nó đã truyền sức mạnh cho tôi, làm tôi không thấy ngần ngại vì sức khỏe hay những lo lắng khác nữa. Tôi được sư huynh Lê Công Bình - HLV CN Karatedo Hương Phong đảm nhiệm dạy. Sư huynh phân tích và giải thích cho tôi ý nghĩa của tên môn phái, động tác chào khi vào học và lúc kết thúc , tám điều tâm niệm của môn phái. Qua đó tôi hiểu thêm về chữ “ võ “, nó không đơn thuần như tên gọi gồm 2 chữ cái đó mà bên trong chứa đựng biết bao triết lí sâu sắc. Học võ nhằm mục đích giáo dục cho môn sinh rèn luyện nhân cách, trau dồi văn thể mỹ, có sức khỏe để học tập, lao động, giúp ích cho gia đình và xã hội,...Và rồi tôi được làm quen với những động tác đầu tiên. Những thao tác tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng đủ làm bộ võ phục của tôi thấm đẫm mồ hôi. Dù mệt nhưng tôi rất vui vì những trải nghiệm này. Các động tác mỗi lúc một khó hơn, lúc thì nhẹ nhàng, lúc thì uyển chuyển làm tôi luống cuống hết cả tay chân. Tuy vậy quý sư huynh và các môn sinh luôn tận tình uốn nắn và giúp tôi hoàn thiện hơn. Trong quá trình học võ có một kỉ niệm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và qua đó tôi rút ra cho mình một bài học giá trị từ cuộc sống, đó là: có một lần tôi tập mãi không được động tác mà sư huynh mới hướng dẫn xong, lòng tôi cảm thấy nản và hụt hẫng vô cùng. Tôi quyết định không tập nữa và đi ra chỗ khác ngồi. Tôi tự hỏi trước kia nhìn mọi người tập luyện dù họ rất mệt mà vẫn rạng rỡ nụ cười nhưng tại sao tôi lại tệ vậy?... Đang bâng khuâng suy nghĩ thì sư huynh đến bên tôi và nhẹ nhàng nhắc nhở “ em phải kiên trì, chịu khó mới học được. Em sẽ tìm thấy điều kì diệu trong võ thuật nếu như em cố gắng hết mình”. Dù lúc đó tôi chưa thấu hiểu được sự kì diệu ấy nhưng câu nói của sư huynh như truyền động lực giúp tôi mạnh mẽ hơn và tiếp tục cố gắng tập luyện lại động tác ấy một lần, hai lần và nhiều lần hơn nữa.
Ngày đầu tiên của tôi kết thúc thật sự rất mệt nhưng đó là khởi đầu cho sự dám thay đổi suy nghĩ của mình nên tôi cũng tự hào về điều đó lắm. Thời gian trôi qua, những buổi tập luyện vất vả đã hình thành cho tôi nhiều đức tính tốt. Tôi kiên trì, chịu khó và nỗ lực hơn không chỉ trong học võ mà còn ngoài cuộc sống. Ngay lúc này đây tôi hiểu được đức tính quan trọng của người học võ là phải có lòng kiên trì trong luyện tập. Bằng sự nỗ lực của bản thân, tình thương yêu, sự giúp đỡ của quý Thầy, sư huynh và các môn sinh ở đây đã giúp tôi chiến thắng bản thân mình. Có lẽ đến với võ thuật là “cái duyên” nhưng để trở thành một môn sinh của môn phái CN Karate Do là một sự lựa chọn đúng đắn của bản thân tôi. Ở đây tôi học được biết bao điều hay lẽ phải từ những người thầy của mình. Võ thuật đã giúp tôi rèn luyện sức khỏe, biết kiên trì, nhẫn nại, điềm đạm, khiêm tốn và cố gắng đạt đến chân-thiện-mĩ trong cuộc đời. Cứ sau mỗi ngày học tôi có thêm vài kinh nghiệm sống từ những lời khuyên của các thầy. Nếu như không đến với võ thuật có lẽ tôi sẽ nghĩ võ thuật là đấm đá và rất khô khan nhưng thời gian qua đã chứng minh cho tôi thấy mình đã được học trong môi trường thật ấm áp tình người. Những con người ở đây hiền lành, dũng cảm và toát lên những nét đẹp của võ đạo. Những buổi sáng chủ nhật rãnh rỗi tôi thường ghé thăm thầy Nguyễn Văn Nhân-trưởng môn phái CN Karatedo, được ngồi nghe thầy kể chuyện, khuyên bảo về học tập, tình yêu, gia đình... và thông qua đó tôi luôn nhớ lời thầy dặn: sống làm người phải gìn giữ chữ tín, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, sống trung thực và hiền trí. Trong tôi hình ảnh các thầy luôn đọng mãi, mỗi người một tính cách nhưng ai cũng có chung tình yêu sâu sắc với võ thuật. Dù rất thành công ngoài xã hội nhưng các thầy luôn giản dị, sống nhân ái và giàu lòng vị tha. Võ thuật đẹp hơn khi có những người thầy hiền đức như vậy. Thấm thoát, tôi đã gắn bó với võ đường một thời gian khá dài với những kỉ niệm khó phai: những lần cắm trại vui vẻ, được trải nghiệm bầu không khí đầm ấm, đoàn kết, mọi người dường như hòa vào làm một khi tất cả cùng chung bộ võ phục màu trắng giản dị, đặc biệt lần đầu tiên tôi tham gia thi vấn đáp và có giải, khoảng khắc đó thật tuyệt vời đối với tôi-đó là động lực giúp tôi cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống của mình.
Ngay lúc này đây khi viết lên những tâm sự này trong lòng tôi rất hạnh phúc, tôi thầm cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho tôi điều đó. Tôi đã tìm thấy niềm vui ở trong tầm tay mình, trong từng phút giây, trong từng hơi thở, trong từng bước chân. Con đường võ đạo thật đẹp các bạn ạ! Nếu bạn có một niềm đam mê nào đó thì phải cố gắng theo đuổi đến cùng, thành công nhất định sẽ đến với bạn giống như câu nói: “ Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.
MAI THỊ HỒNG NHUNG
VÕ ĐẠO TRONG TÔI.
Hầu hết chúng ta đều chấp nhận những điều mình biết như một thực tế không thể thay đổi, thường quá quen thuộc với những điều hiện hữu quanh mình, đến nỗi chẳng bao giờ nhìn lại nhận thức của bản thân để thấy rằng quan niệm về cuộc sống của mình đã bị bó hẹp trong những gì mà ta hằng tin tưởng. Thế là dù cho trong ta tồn tại những mơ ước mãnh liệt, những khao khát cháy bỏng, thì nhiều người trong chúng ta vẫn không thể vượt qua được cái khuôn khổ nhỏ bé của cuộc sống, không thể nổ lực thay đổi chính mình. Vì sao vậy ? Vì chúng ta xem đó là cuộc sống mình phải chấp nhận. Cũng như các bạn, trong tôi có rất nhiều mơ ước nhưng tôi không bó hẹp cuộc sống của mình mà tôi đã thay đổi nó bằng cách trải nghiệm, khám phá nó từng giây, trân trọng nó từng khắc và kết quả là tôi đã trở nên vui tươi, lạc quan, yêu đời hơn trước rất nhiều. Đúng như câu nói của Jane Roberts “ Bạn không thể nhìn thấy gió mà chỉ nhìn thấy ảnh hưởng của nó. Suy nghĩ của bạn cũng vậy – bạn chỉ có thể nhìn thấy ảnh hưởng của suy nghĩ thông qua hành động.”
Trước đây tôi thường đến để xem mọi người tập luyện và tham gia các hoạt động của võ đường nhưng tôi chưa từng nghĩ mình sẽ đi học võ thuật. Tôi nghĩ một người yếu ốm và không kiên trì, chịu khó như mình liệu có học được không và nếu có được chăng nữa thì học được bao lâu?. Dù trong lòng vẫn luôn ao ước có thể thay đổi được nó nhưng tôi lại không tin mình có thể làm được điều ấy. Cho đến một ngày tôi nhận thấy niềm tin là mấu chốt tạo nên sự khác biệt ở mỗi người, tôi có quyền lựa chọn điều mình suy nghĩ. Và đó là lí do tôi quyết định đi học võ. Tôi khoác lên mình bộ võ phục màu trắng mà lòng vui sướng lạ kì. Dường như nó đã truyền sức mạnh cho tôi, làm tôi không thấy ngần ngại vì sức khỏe hay những lo lắng khác nữa. Tôi được sư huynh Lê Công Bình - HLV CN Karatedo Hương Phong đảm nhiệm dạy. Sư huynh phân tích và giải thích cho tôi ý nghĩa của tên môn phái, động tác chào khi vào học và lúc kết thúc , tám điều tâm niệm của môn phái. Qua đó tôi hiểu thêm về chữ “ võ “, nó không đơn thuần như tên gọi gồm 2 chữ cái đó mà bên trong chứa đựng biết bao triết lí sâu sắc. Học võ nhằm mục đích giáo dục cho môn sinh rèn luyện nhân cách, trau dồi văn thể mỹ, có sức khỏe để học tập, lao động, giúp ích cho gia đình và xã hội,...Và rồi tôi được làm quen với những động tác đầu tiên. Những thao tác tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng đủ làm bộ võ phục của tôi thấm đẫm mồ hôi. Dù mệt nhưng tôi rất vui vì những trải nghiệm này. Các động tác mỗi lúc một khó hơn, lúc thì nhẹ nhàng, lúc thì uyển chuyển làm tôi luống cuống hết cả tay chân. Tuy vậy quý sư huynh và các môn sinh luôn tận tình uốn nắn và giúp tôi hoàn thiện hơn. Trong quá trình học võ có một kỉ niệm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi và qua đó tôi rút ra cho mình một bài học giá trị từ cuộc sống, đó là: có một lần tôi tập mãi không được động tác mà sư huynh mới hướng dẫn xong, lòng tôi cảm thấy nản và hụt hẫng vô cùng. Tôi quyết định không tập nữa và đi ra chỗ khác ngồi. Tôi tự hỏi trước kia nhìn mọi người tập luyện dù họ rất mệt mà vẫn rạng rỡ nụ cười nhưng tại sao tôi lại tệ vậy?... Đang bâng khuâng suy nghĩ thì sư huynh đến bên tôi và nhẹ nhàng nhắc nhở “ em phải kiên trì, chịu khó mới học được. Em sẽ tìm thấy điều kì diệu trong võ thuật nếu như em cố gắng hết mình”. Dù lúc đó tôi chưa thấu hiểu được sự kì diệu ấy nhưng câu nói của sư huynh như truyền động lực giúp tôi mạnh mẽ hơn và tiếp tục cố gắng tập luyện lại động tác ấy một lần, hai lần và nhiều lần hơn nữa.
Ngày đầu tiên của tôi kết thúc thật sự rất mệt nhưng đó là khởi đầu cho sự dám thay đổi suy nghĩ của mình nên tôi cũng tự hào về điều đó lắm. Thời gian trôi qua, những buổi tập luyện vất vả đã hình thành cho tôi nhiều đức tính tốt. Tôi kiên trì, chịu khó và nỗ lực hơn không chỉ trong học võ mà còn ngoài cuộc sống. Ngay lúc này đây tôi hiểu được đức tính quan trọng của người học võ là phải có lòng kiên trì trong luyện tập. Bằng sự nỗ lực của bản thân, tình thương yêu, sự giúp đỡ của quý Thầy, sư huynh và các môn sinh ở đây đã giúp tôi chiến thắng bản thân mình. Có lẽ đến với võ thuật là “cái duyên” nhưng để trở thành một môn sinh của môn phái CN Karate Do là một sự lựa chọn đúng đắn của bản thân tôi. Ở đây tôi học được biết bao điều hay lẽ phải từ những người thầy của mình. Võ thuật đã giúp tôi rèn luyện sức khỏe, biết kiên trì, nhẫn nại, điềm đạm, khiêm tốn và cố gắng đạt đến chân-thiện-mĩ trong cuộc đời. Cứ sau mỗi ngày học tôi có thêm vài kinh nghiệm sống từ những lời khuyên của các thầy. Nếu như không đến với võ thuật có lẽ tôi sẽ nghĩ võ thuật là đấm đá và rất khô khan nhưng thời gian qua đã chứng minh cho tôi thấy mình đã được học trong môi trường thật ấm áp tình người. Những con người ở đây hiền lành, dũng cảm và toát lên những nét đẹp của võ đạo. Những buổi sáng chủ nhật rãnh rỗi tôi thường ghé thăm thầy Nguyễn Văn Nhân-trưởng môn phái CN Karatedo, được ngồi nghe thầy kể chuyện, khuyên bảo về học tập, tình yêu, gia đình... và thông qua đó tôi luôn nhớ lời thầy dặn: sống làm người phải gìn giữ chữ tín, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, sống trung thực và hiền trí. Trong tôi hình ảnh các thầy luôn đọng mãi, mỗi người một tính cách nhưng ai cũng có chung tình yêu sâu sắc với võ thuật. Dù rất thành công ngoài xã hội nhưng các thầy luôn giản dị, sống nhân ái và giàu lòng vị tha. Võ thuật đẹp hơn khi có những người thầy hiền đức như vậy. Thấm thoát, tôi đã gắn bó với võ đường một thời gian khá dài với những kỉ niệm khó phai: những lần cắm trại vui vẻ, được trải nghiệm bầu không khí đầm ấm, đoàn kết, mọi người dường như hòa vào làm một khi tất cả cùng chung bộ võ phục màu trắng giản dị, đặc biệt lần đầu tiên tôi tham gia thi vấn đáp và có giải, khoảng khắc đó thật tuyệt vời đối với tôi-đó là động lực giúp tôi cố gắng nhiều hơn nữa trong cuộc sống của mình.
Ngay lúc này đây khi viết lên những tâm sự này trong lòng tôi rất hạnh phúc, tôi thầm cảm ơn cuộc sống đã ban tặng cho tôi điều đó. Tôi đã tìm thấy niềm vui ở trong tầm tay mình, trong từng phút giây, trong từng hơi thở, trong từng bước chân. Con đường võ đạo thật đẹp các bạn ạ! Nếu bạn có một niềm đam mê nào đó thì phải cố gắng theo đuổi đến cùng, thành công nhất định sẽ đến với bạn giống như câu nói: “ Trên con đường thành công không có dấu chân của những kẻ lười biếng”.
MAI THỊ HỒNG NHUNG

CÁM ƠN CỦA HÂN HÂN

Cám ơn nơi này, cám ơn thầy, cám ơn tất cả,....đã dạy cho con những bài học bổ ích trong cuộc sống, cho con có được niềm vui thật sự, sự yêu thương, quan tâm giữa thầy và trò, tình huynh đệ đến cuối cuộc đời con cũng không quên được.Gia đình "thứ hai " ơi! hãy cố lên nhé! hãy dành một ít thời gian cho ngôi nhà này để có được sự tinh yêu này nhé

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

CÁM ƠN ...BIẾT ƠN

CÁM ƠN ....BIẾT ƠN...
Nói đến Karate ở Huế, là nói đến cố võ sư Suzuki, người đặt nền móng, cho môn võ thuật hiện đại tại Huế , năm 1960.
Nói đến phong trào võ thuật phát triển mạnh,trong giới Sinh viên,Học sinh ,Thanh Thiếu niên trước năm 1975 tại Huế, là nói đến công lao to lớn của Vs ,Gs Tiến sĩ Ngô Đồng, người thành lập môn phái : Cương nhu Karate,năm 1965.
(Trong thời gian đó có rất nhiều môn phái khác hoạt động khá mạnh: Taekwondo, Judo, Boxing,Vôvinam ,Thiếu lâm .......)
Sau năm 1975 tất cả các Môn phái hầu như không hoạt động, có chăng chỉ là sự luyện tập của các cá thể ,có lẽ do điều kiện, bối cảnh xã hội .Đến thập niên 80...90..các môn phái tiếp tục hoạt động trở lại , trong đó môn phái Cnkarate, được các môn đồ của Vs Ngô Đồng, mở các lớp võ thuật trên toàn bộ các Tỉnh, Thành trong lãnh thổ VN , với mục đích xây dựng lại phong trào võ thuật, mà Vs Ngô Đồng đã để lại trên Quê hương ( Dù giai đoạn này Vs Ngô Đồng đã định cư ở nước ngoài ) .
Thập niên 80.. 90..., Mọi hoạt động của môn phái, không liên hệ được với Vs Ngô Đồng........ .Năm 2000 , ngành công nghệ thông tin bùng nổ, mọi liên lạc trở nên thuận tiện hơn, từ đó môn phái Cnkarate ở Huế, cũng như một số võ đường ở các Tỉnh Thành, mới bắt nhịp được với những môn đồ ,của Vs Chưởng môn Ngô Đồng, trên những trang mạng; web, Facebook,Blog......( Lúc này thì Chưởng Môn không còn nữa,người đã trở về với cõi vĩnh hằng, để lại cho môn đồ nỗi tiếc thương vô hạn,...... Những môn đồ nguyện luôn luôn trung thành, phát huy môn phái, rèn luyện một thế hệ Thanh Thiếu niên, khỏe phục vụ dân tộc, như những gì mà" Người" mong muốn.
.....XIN.:.... Biết ơn , cám ơn.. Nền công nghệ thông tin, cám ơn những con người bằng da bằng thịt, đã tạo mọi điều kiện cho những môn đồ của cố Chưởng môn tìm về với nhau, cùng bắt tay để xây dựng một môn phái mà "Người" đã dày công tạo lập.

Nguyễn Văn Đàm

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

ĐẠO VÀ VÕ TRONG CUONG NHU

ĐẠO VÀ VÕ TRONG CƯƠNG NHU
*********************************
Môn Phái Cương Nhu Karatrdỏ do Giáo Sư Chưởng Môn Ngô Đồng sáng lập và chính thức hình thành vào ngày:22 -8-1965 với tên hiệu: TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CƯƠNG NHU KARRATE DO trong thời gian này phong trào phát triển rất hưng thịnh. 
Đến năm 1975 theo sự thăng trầm của đất nước,các Võ Sư đã có một thời ly tán tha hương, mỗi người tìm một chân trời góc biển để bảo toàn sự sống, đó là một tai họa,nhưng người xưa nói rằng"Họa trung hữu phúc" nhờ vậy mà hôm nay các môn đồ cương nhu đã có mặt trên mọi miền đất nước cũng như ở nước ngoài.
Cho dù ở đâu đi nữa thì tấm lòng tri ân môn phái chúng tôi vẫn mang theo suốt cả cuộc đời,cũng như ngọn lửa của sự sống mà cha ông đã truyền thừa cho cháu con.
Môn phái Cương Nhu là một môn võ đạo được sự liên kết tương thông mối đồng cảm giữa đồng môn và cá thể trong xã hội.
"Tiên học lể hậu học võ" đó là châm ngôn của môn phái cương nhu,môn phái cương nhu rất coi trọng lể nghi và truyền thống, nơi nơi võ đường chúng ta tập luyện người Nhật gọi là: DOJO là đạo đường, DO:là đạo JO:là nơi, DOJO:là nơi rèn luyện phẩm chất đạo đức. 
Trước khi vào tập môn sinh phải chấp tay thiền định để xua đi những công việc hằng ngày,tập trung vào công việc tu luyện 
Môn sinh phải chào khi vào võ đường chào Tổ chào Thầy chào Huynh đệ,chào bạn đồng môn trong những bài tập hay lúc đấu luyện,
phải chào Huynh đệ lúc ở ngoài võ đường.
Môn Cương nhu karatedỏ không phải là môn võ chỉ dựa trên sức mạnh,mà được hình thành dựa trên nguyên tắc vật lý học.
Khi chúng tôi ở giai đoạn trưởng thành thầy Ngô Đồng đả dạy rằng, muốn đạt kết quả tốt trong võ thuật phải hội đủ ba điều kiện: Võ Thuật , khả năng và tinh thần.
Một người giỏi võ mà không có tinh thần đạo đức thì chỉ là một tên du đãng,hay một kẻ sát nhân, không có lợi ích gì cho xã hội.
Một người học võ mà không có tri thức,chỉ là một vệ sĩ trên đường phố. 
Cương nhu Karatedo không phải môn võ để đánh nhau,mà môn võ khởi đầu chỉ để tự vệ vì vậy các bài quyền của cương nhu thường khởi đầu bằng thế thủ hoặc thế đở để ngầm chứa một môn võ chỉ để tự vệ. 
Những võ sinh mới vào học môn cương nhu,muốn nắm được kỷ năng tuyệt chiêu để chiến đấu,mong được lên đai lên đẳng,nhưng khi đã trãi qua quá trình luyện tập mới biết rằng võ học vô bờ "núi cao có núi cao hơn" 
Vì vậy các cao thủ cương nhu Karatedo luôn điềm đạm, khiêm tốn họ luyện tập võ thuật rất bình thảng, không tranh thắng thua ở đời, một miền tin và thấu đáo cố mong đạt đến: CHÂN- THIỆN-MỸ. 
không bí ẩn, không sâu xa,không đao to búa lớn mà nhẹ nhàng và thân thiện, luôn đưa tinh thần võ sĩ đạo vào trong cuộc sống. 
Môn phái cương nhu karatedỏ dựa trên tinh thần bình đẳng đậm tính nhân văn và luôn giữ phong cách tinh thần võ sĩ đạo là: 
Kính mà không sợ
Tôn trọng mà không sùng bái 
Lễ phép mà không cúi lòn
Mềm mỏng mà không nhu nhược 
Đó là điều đặc biệt mà tôi đã hấp thụ được,thu nhận được qua năm tháng luyện tập môn cương nhu Karetedỏ do chính Giáo sư Chưởng Môn Ngô-Đồng giảng dạy đậm tính nhân văn là như vậy. 
ĐOÀN VĂN CHƯƠNG (MT:2014)

VIẾT VỀ HỌC HÀNH

Viết về Học Hành. (Hoàng Thống Lập, 2/12/2014)
Trường Cương Nhu ở Raleigh, North Carolina, Hoa Kỳ, có tên là Shuhari Dojo. Thấy tên này cũng hay nên tôi viết vài dòng giải thích ý nghĩa chữ Shuhari.
Hoc võ, theo phương pháp của người Nhật, thường trải qua ba giai đoạn. Họ tóm gọn trong chữ “Shuhari.”
1: “SHU” là học những thế võ, những bài quyền mà Thầy và các sư huynh đệ đồng môn đã chỉ dạy. Chúng ta chuyên cần luyện tập các thế võ, học thuộc các bài quyền, hiểu cách phân thế, cách ứng dụng. Thầy dạy như thế nào, chúng ta hoàn toàn giữ nguyên, không thay đổi gì cả.
2. “HA” là sau khi đã đi đúng quyền pháp, luyện tập công phu, chúng ta bắt đầu biết, cảm nhận và có sự lựa chọn bằng cách bỏ bớt đi các bài quyền hay các thế võ. Chúng ta cũng có thể thay đổi cách ứng dụng để võ thuật thích hợp với cá nhân ta hơn.
3. “RI” là sáng tạo thêm những cái mới cho hoàn toàn thích hợp với ta. Chúng ta có thể dựa trên các bài quyền cũ, các thế võ xưa và thay đổi chút ít. Chúng ta cũng có thể sáng tạo hoàn toàn các bài quyền mới. Chúng ta làm theo trí óc cũng như con tim mình. Khi có sự sáng tạo, xem như phần học đã xong.
Ngắn gọn hơn, chúng ta có thể tạm dịch Shuhari là “học, quên, sáng tạo”
Trong truyện Cô Gái Đồ Long, Kim Dung có viết về chuyện học võ của Trương Vô Kỵ. Khi cường địch Mông Cổ do Triệu Minh là thủ lãnh lên núi Võ Đang thách đấu, mội người được chứng kiến Tổ sư Trương Tam Phong dạy môn võ ông mới sáng tạo cho môn đồ Trương Vô Kỵ, phần đầu là Thái Cực Quyền, phần sau là Thái Cực Kiếm. Tổ sư biễu diễn bài Thái Cực quyền xong hỏi Vô Kỵ xem nhớ được bao nhiêu thế. Chỉ nhìn một lần, Vô Kỵ đã nhớ gần một nửa, Tổ Sư khen giỏi và đi lại bài quyền lần thứ hai thì Vô Kỵ nhớ hơn hai phần. Tổ Sư dạo quyền lần thứ ba với nhiều thế khác thì mọi người thấy Vô Kỵ suy nghĩ rồi nói “Bây giờ con đã quên hết rồi”. Tổ sư Trương Tam Phong lúc đó nói:” Tôt lắm, bây giờ con đã đủ sức đấu với kẻ địch”
Thế còn hành?
Trong võ thuật Karate, khi học thì theo nguyên tắc Shuhari nhưng khi hành thì chỉ một nguyên tắc. Nguyên tắc đó ở một chữ “Không”. Sau đây là câu nói của vị Tổ Sư Karate, Funakoshi Gichin:
“Như tấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏ hết tính ích kỹ, hung ác, để cho tâm được an bình tĩnh lặng thì mới đối phó được những bất trắc trong cuộc đời. Đây là nghĩa chữ Không (Kara) trong Không Thủ Đạo – Karate Do.”
Lập (2/12/2014)