Cương Nhu Karatedo
giữa đồng môn và cá thể trong xã hội , là môn sinh của võ phái , phải coi trọng lễ nghi và truyền thống của môn phái , kỷ luật khắt khe không kém gì trong quân trường . võ đường chúng ta luyện tập, người Nhật gọi là : DOJO (do:là đạo- jo : là; nơi ) DOJO : là nơi rèn luyện phẩm chất và đạo đức . Là nơi rèn luyện toàn thân trở thành vũ khí sắt bén , để khi hửu sự là cứu cánh cho bản thân. Trước khi vào tập môn sinh phải chắp tay thiền định tập trung tâm trí vào luyện tập .
Môn phái C N KARATEDO không phải là môn võ chỉ dựa trên sức mạnh mà nó được hình thành dựa trên nguyên tắc sinh hoc , vật lý học . Khi tôi ở giai đoạn trưởng thành , thầy thường dạy rằng : Muốn đạt kết quả trong con đường võ thuật , phải hội đủ ba điều kiện: “Võ thuật , khả năng , tinh thần” Tôi luôn luôn nhớ lời thầy dạy : Một người võ giỏi mà không có đạo đức thì chỉ là con người vô dụng trong xã hội. Cương nhu karatedo dùng để tự vệ , vì vây bài quyền “CN THƯỜNG KHỞI ĐẦU BẰNG THẾ THỦ, HAY THẾ ĐỠ”. ĐỂ ngầm chứa môn võ chỉ để tự vệ. Những võ sinh vào học môn Cương nhu karatedo , muốn nắm bắt tuyệt chiêu , kỷ năng tự vệ hoặc chiến đấu, để mong lên đai , lên đẳng , nhưng khi đã trải qua quá trình luyện tâp mới biết rằng : Võ học vô bờ , núi cao có núi cao hơn . Vì vậy các cao thủ Cương nhu karatedo luôn luôn điềm đạm , khiêm tốn ,họ luyện tập với tư thế tâm bình , trí tĩnh. Không tranh thắng thua .Có một niềm tin thấu đáo để đạt đến “ CHÂN –THIỆN –MỸ” . Cương nhu karatedo . dựa trên tinh thần bình đẳng, đậm tính nhân văn, và luôn giữ phong cách tinh thần võ sĩ đạo
KÍNH MÀ KHÔNG SỢ
TÔN TRỌNG MÀ KHÔNG SÙNG BÁI
LỂ PHÉP MÀ KHÔNG CÚI LÒN
MÊM MỎNG MÀ KHÔNG NHU NHƯỢC
Đoàn Văn Chương
Huyền đai Tam Đẳng
Quy chế thi lên cấp và đẳng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét