SÀN ĐẤU
Tiếng “ rầm” phát ra từ thân hình người võ sinh rơi xuống mặt Tapi, lòng tôi lại thót lên… cú đá lướt tống ngang như trời giáng của một võ sĩ nặng ký, đã” knock out”người học trò yêu dấu mà tôi đã kỳ vọng…đó là chuyện xảy ra vào năm 2020…khi mà sàn đấu Karatedo tự do phát triễn trên khắp mọi nơi ! thua keo này ta bày cách khác…2 năm sau đó, học trò Tôi đã dùng Nhu thuật ,bộ pháp để liên tiếp đem đến thắng lọi cho Võ đường Hương cần và Môn phái ! ngồi nhâm nhi bên ly cà fe đen đậm đặc…lòng hồi tưởng đến những người Thầy yêu dấu ! tiếng chiếc muỗng chạm vào thành ly kêu leng keng…mà tôi cứ ngở như hồi chuông ngưng trận đấu trong những lần tôi tham dự năm xưa ! có Thầy Nhân,Thầy Chương,Thầy Toàn, Thầy Đàm….
Mới đó mà đã 20 năm rồi !...tôi muốn đi tìm những người Thầy cũ,nhưng chỉ còn gặp lại trong ký ức !Võ đường tôi hội nhập và phát triễn theo chiều hướng chung Karate của cả nước,chúng tôi đã tình nguyện tham gia các trận đấu Karate thể thao, rồi Karate tự do…để rồi CN vẫn thống lĩnh sàn đấu !,nhiều huy chương các giải Cấp TP, Quốc gia…đã mang đến cho Võ đường tôi niềm tự hào nhưng ko tự kiêu ! Trên tường vôi cũ kỷ, dưới ánh đèn lờ mờ, tấm bằng CN , Trọng tài QG…theo năm tháng đã phai màu chữ viết của Thầy…nhưng tôi vẫn nâng niu và trân trọng ! vài con thạch sùng bò vẫn vơ, múa may trong khung ảnh như đánh thức trong tôi những kỷ niệm luyện tập với Thầy vào những đêm hè oi ả…CN Karate là khổ luyện ! tu thân ! và học đạo lý làm người là chính !
Trong thi đấu Karate thể thao,nhún nhảy rồi tấn công trực diện,đá vòng và tay đấm tốc độ là quyết định ! nhưng dễ bị phản công ngươc lại ! nếu ta kết hợp với bộ pháp di chuyển 1/2 vòng tròn ,lướt xéo, xuống tấn thấp nhử nhưng tấn công phía trên hoặc ngược lại ! thì cũng có hiệu quả cho đòn quyết định ! lời Thầy Nhân như rang rảng bên tai tôi…mà sau này tôi mới thông suốt và đào tạo cho thế hệ này đây ! thế hệ CN Karate 2035…
“Đá vỡ bốn tấm gỗ hay chặt bể năm viên gạch, là để làm gì? Nếu chỉ tập đấm đá không thôi thì cả đời nhiều lúc cũng không có cơ hội để sử dụng”. “Mục đích của võ thuật là gì? Không lẽ học võ thuật là chỉ để biết thế này thôi à? Tôi nghĩ học võ thuật trước nhất là dùng nó để phát triển lòng can đảm, lòng tự trọng, tự tin cũng như tự chế ngự thân tâm và phải luôn luôn khiêm nhường” “Sức mạnh về thể lực rồi ngày cũng yếu đi theo tuổi tác và thời gian, làm gì có sự vĩnh cửu về nó, nhưng đạo đức, sức mạnh về tinh thần sẽ tồn tại mãi mãi”.
Lời của Tổ sư Ngô Đồng mà Thầy Nhân thường nhắc nhở,tôi vẫn nhớ mãi !...lời giáo huấn triết lý ngọt ngào mà thế hệ các Thầy nằm lòng !...
Thời gian thay đổi ,đổi thay…mới đó mà làng quê của tôi đã là một thị trấn sung túc, ngựa xe như nước, bóng lầu cao đã che khuất tầm nhìn dãy ruộng lúa xanh rì, thế nhưng mùi hương thơm đồng nội vẫn mãi mãi trong tâm hồn tôi ! vài ngọn gió dưới sông Hương cần thổi từng cơn như đem nguồn sống tươi mát vào cho dân làng…cũng như Thầy Nhân đã đem luồng gió CN vào cho thế hệ thanh niên chúng tôi làm nguồn sinh khí !...tôi bỗng ước ao duy trì và làm được như Thầy mãi mãi !
20.3.2035 là đợt tập huấn lớp Trọng tài Quốc gia…30.4.2035 là giải thi đấu Karate Thành phố…Tôi đắn đo,do dự ! nhưng lần này tôi quyết tâm sẽ làm rạng rỡ Môn phái và người Thầy kính yêu !....
Viết tặng Thầy Nhân và Võ đường Hương cần ! hư cấu nhân vật là học trò Thầy Nhân vào năm 2035 (Bình, Miên,Kiệt...) Sài gòn , 28.4.2015
TRƯƠNG NGỌC DIỆP
Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015
Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2015
Ý NGHĨA CỦA CHỮ KHÔNG TRONG KHÔNG THỦ ĐẠO .
ÝNGHĨA CỦA CHỮ " KHÔNG" TRONG
KHÔNG THỦ ĐẠO
KARA IN KARATEDO
Vậy Karateđo là gì?
Theo tiếng Nhật Kara nghĩa là "không"; Te là "tay "(hand) và Do
tức là "Đạo"
Nếu viết theo tiếng Tàu là 空手道 (Không Thủ Đạo)
ChữNhật Kara còn được phiên âm là 唐 Đường, và cũng là空
Không. Tại sao có sựkhác biệt nhưvậy?
Nhiều người, ngay cảnhiều võ sưKarate ởMỹcứtưởng Không
Thủ Đạo là Tay không (Empty Hand Combat), một môn võ mà khi tựvệ,
đều sửdụng bằng tay không.
Thật ra, từngày xưa ởOkinawa, cội nguồn của Karate, thì Karate
được viết là Đường Thủ Đạo (唐手道).Sởdĩmôn võ này có tên như
vậy vì nó được phát sinh từtriều đại nhà Đường bên Trung Hoa. Vịvua
đầu tiên sáng lập ra triều đại này là LýThếDân. Ngoài ra môn võ này
còn được gọi là中华手(Trung Hoa Thủ, Chinese Hands ) do người
Trung Hoa sang dạy võ tại Nhật và người Nhật mới đặt tên nhưvậy. Và
mấy trăm năm trước đây, người Okinawa sang Trung Hoa đểhọc võ, rồi
đem môn võ này về. Từ đó môn võ nầy thịnh hành ở đây.
Vào khoảng năm 1916 hay 1917 ( trong sách của ông Funakoshi
viết cũng không xác định rõ chính thức là năm nào), sau khi Tổsư
Shotokan Karate là ông Gichin Funakoshi từOkinawa sang Nhật đểdạy
Karate thì lúc đó nước Nhật vừa trải qua một cuộc chiến tranh với Trung
Hoa, tinh thần của người Nhật bài Hán rất cao, nên đểkhỏi gây ra những
phiền phức ông bèn viết lại tiếng Đường thành tiếng Không và gọi là
Không Thủ Đạo. Đối với cách phát âm của người Nhật thì hai tiếng này
đều phát âm nhưnhau, một dạng đồng âm dịnghĩa (homonym). Cho nên
tuy là môn võ xuất phát từTrung Hoa, nhưng cách viết không còn nhắc
đến nguồn gốc nhà Đường của Trung Hoa nữa. Vềsau các môn phái
Karate ởOkinawa cũng như ởNhật còn dạy thêm vềcách sửdụng vũkhí
như Côn, Đoản côn, Nunchaku, Sai, v.v...
Phải hiểu rằng chữ Không trong Không Thủ Đạo, không phải là
môn võ mà Trong Tay Không Có gì, mà là chữKhông trong Phật Giáo
( Không trong Trí, Định, Huệ), nhưng ngày nay phần lớn đã quên đi cái
ýchính của môn võ này mà đi theo ýphụ.
Đểhiểu rõ hơn ýnghĩa của chữKhông này, tôi xin ghi lại câu nói
của vị TổsưKarate được dịch từtiếng Nhật sang tiếng Anh mà tôi tạm
dịch sang tiếng Việt sau đây:
" Nh ưtấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật
thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được
những tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏhết tính ích
kỷ, hung ác, đểcho tâm được an bình, tĩnh lặng thì mới đối phó được
mọi bất trắc trong cuộc đời. Đây chính là nghĩa của chữKhông (Kara)
trong Không Thủ Đạo (Karate Do)".
(As a mirror's polished surface reflects whatever stands before it
and a quiet valley carries even the small sounds so must the student of
karate render his mind empty of selfishness and wickedness in an effort
to react appropriately to anything he might encounter. This is the
meaning of kara in karate... (Funakoshi, Gichin )
Hoàng Thống Lập
28/7/2014 Florida, Hoa Kỳ
KHÔNG THỦ ĐẠO
KARA IN KARATEDO
Vậy Karateđo là gì?
Theo tiếng Nhật Kara nghĩa là "không"; Te là "tay "(hand) và Do
tức là "Đạo"
Nếu viết theo tiếng Tàu là 空手道 (Không Thủ Đạo)
ChữNhật Kara còn được phiên âm là 唐 Đường, và cũng là空
Không. Tại sao có sựkhác biệt nhưvậy?
Nhiều người, ngay cảnhiều võ sưKarate ởMỹcứtưởng Không
Thủ Đạo là Tay không (Empty Hand Combat), một môn võ mà khi tựvệ,
đều sửdụng bằng tay không.
Thật ra, từngày xưa ởOkinawa, cội nguồn của Karate, thì Karate
được viết là Đường Thủ Đạo (唐手道).Sởdĩmôn võ này có tên như
vậy vì nó được phát sinh từtriều đại nhà Đường bên Trung Hoa. Vịvua
đầu tiên sáng lập ra triều đại này là LýThếDân. Ngoài ra môn võ này
còn được gọi là中华手(Trung Hoa Thủ, Chinese Hands ) do người
Trung Hoa sang dạy võ tại Nhật và người Nhật mới đặt tên nhưvậy. Và
mấy trăm năm trước đây, người Okinawa sang Trung Hoa đểhọc võ, rồi
đem môn võ này về. Từ đó môn võ nầy thịnh hành ở đây.
Vào khoảng năm 1916 hay 1917 ( trong sách của ông Funakoshi
viết cũng không xác định rõ chính thức là năm nào), sau khi Tổsư
Shotokan Karate là ông Gichin Funakoshi từOkinawa sang Nhật đểdạy
Karate thì lúc đó nước Nhật vừa trải qua một cuộc chiến tranh với Trung
Hoa, tinh thần của người Nhật bài Hán rất cao, nên đểkhỏi gây ra những
phiền phức ông bèn viết lại tiếng Đường thành tiếng Không và gọi là
Không Thủ Đạo. Đối với cách phát âm của người Nhật thì hai tiếng này
đều phát âm nhưnhau, một dạng đồng âm dịnghĩa (homonym). Cho nên
tuy là môn võ xuất phát từTrung Hoa, nhưng cách viết không còn nhắc
đến nguồn gốc nhà Đường của Trung Hoa nữa. Vềsau các môn phái
Karate ởOkinawa cũng như ởNhật còn dạy thêm vềcách sửdụng vũkhí
như Côn, Đoản côn, Nunchaku, Sai, v.v...
Phải hiểu rằng chữ Không trong Không Thủ Đạo, không phải là
môn võ mà Trong Tay Không Có gì, mà là chữKhông trong Phật Giáo
( Không trong Trí, Định, Huệ), nhưng ngày nay phần lớn đã quên đi cái
ýchính của môn võ này mà đi theo ýphụ.
Đểhiểu rõ hơn ýnghĩa của chữKhông này, tôi xin ghi lại câu nói
của vị TổsưKarate được dịch từtiếng Nhật sang tiếng Anh mà tôi tạm
dịch sang tiếng Việt sau đây:
" Nh ưtấm gương phải lau chùi thật sạch thì mới phản ảnh đúng vật
thể đang soi trước gương. Thung lũng phải thật yên tĩnh mới nghe được
những tiếng động nhỏ. Võ sinh Không Thủ Đạo cần dứt bỏhết tính ích
kỷ, hung ác, đểcho tâm được an bình, tĩnh lặng thì mới đối phó được
mọi bất trắc trong cuộc đời. Đây chính là nghĩa của chữKhông (Kara)
trong Không Thủ Đạo (Karate Do)".
(As a mirror's polished surface reflects whatever stands before it
and a quiet valley carries even the small sounds so must the student of
karate render his mind empty of selfishness and wickedness in an effort
to react appropriately to anything he might encounter. This is the
meaning of kara in karate... (Funakoshi, Gichin )
Hoàng Thống Lập
28/7/2014 Florida, Hoa Kỳ
Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015
LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC CƯƠNG NHU
Lợi ích của việc học Cương Nhu.
Xin chia sẻ với mọi người bài viết trong facebook của cô Dawn White, Huyền Đai Nhất Đẳng, Võ Đường Satori, tb Pennsylvania.
HTL dịch nhanh: "Chín năm trước đây, tôi nỗi hứng ghi danh học Võ Tự Vệ cho Nữ Giới . Hôm nay, với thời gian chín năm luyện tập võ đạo, khi xe tôi bị húc vì người lái xe kia vượt đền đỏ, tôi đã rất bình tỉnh, không hốt hoảng, và còn tìm cách để an ủi cô gái lái xe kia. Cô ấy sợ đến nỗi hoảng loạn luôn. Tôi ra khỏi xe, qua xem người bên xe kia có bị gì không, và tìm lời nói để cô ấy đừng quá hoảng sợ. Tôi đem chai nước cho cô uống, gọi cảnh sát, lấy tên và số điện thoại của những người thấy tai nạn để sau này họ làm chứng khi ra toà. Tôi lấy máy ảnh chụp hai chiếc xe húc nhau. Còn Cô lái xe kia quá sợ hải, cứ ngồi khóc, không bước ra xe. Tôi rất ngại cho cô ấy. Tôi cảm thấy biết ơn Cương Nhu, võ đường Satori và các Võ Sư đã dạy tôi rất nhiều điều. Chỉ tiếc cho chiếc xe Xterra mà thôi!
Xin chia sẻ với mọi người bài viết trong facebook của cô Dawn White, Huyền Đai Nhất Đẳng, Võ Đường Satori, tb Pennsylvania.
HTL dịch nhanh: "Chín năm trước đây, tôi nỗi hứng ghi danh học Võ Tự Vệ cho Nữ Giới . Hôm nay, với thời gian chín năm luyện tập võ đạo, khi xe tôi bị húc vì người lái xe kia vượt đền đỏ, tôi đã rất bình tỉnh, không hốt hoảng, và còn tìm cách để an ủi cô gái lái xe kia. Cô ấy sợ đến nỗi hoảng loạn luôn. Tôi ra khỏi xe, qua xem người bên xe kia có bị gì không, và tìm lời nói để cô ấy đừng quá hoảng sợ. Tôi đem chai nước cho cô uống, gọi cảnh sát, lấy tên và số điện thoại của những người thấy tai nạn để sau này họ làm chứng khi ra toà. Tôi lấy máy ảnh chụp hai chiếc xe húc nhau. Còn Cô lái xe kia quá sợ hải, cứ ngồi khóc, không bước ra xe. Tôi rất ngại cho cô ấy. Tôi cảm thấy biết ơn Cương Nhu, võ đường Satori và các Võ Sư đã dạy tôi rất nhiều điều. Chỉ tiếc cho chiếc xe Xterra mà thôi!
Nine years ago, on a whim, I signed up for a Women's Self-Defense course through the local adult education association. Today, nine years of martial arts training allowed me to remain calm, and collected, and even attempt to calm the other driver (who blew a red light and hit me) and her young child. I managed to keep my head, while she, unfortunately had a complete meltdown. I also managed not to allow my manual transmission to stall smile emoticon I got out of my car, checked to make sure she was okay, tried to calm her, gave her a bottle of water, called the police, got the name and the phone number of the witnesses and took photos. She never got out of car, and never stopped crying. I feel for her. I am so very thankful for everything that Cuong Nhu, Satori Dojo and my wondering instructors have taught me grin emoticon And very, very sad for my beloved Xterra.
Hoàng Thống Lập dịch
NGƯỜI THẦY TÓC BẠC
NGƯỜI THẦY TÓC BẠC
“(Lê Văn Trường An)
Trong một kiếp con người, tuổi trẻ thường được ta trân quý và có những hoài bão ước mơ. Sống hết mình và theo những đam mê đến tận cùng, đển khi thời gian vô tình nhuộm mái tóc xanh, phũ lên đó một màu trắng xóa thì ta sẽ không hối tiếc vì những dở dang thời tuổi trẻ. Cũng chính vì những suy nghĩ đó mà hôm nay, tôi-một con người đang hừng hực sức xuân cống hiến mình cho cuộc đời này. Để sau này, lỡ trong một buổi chiều đơn độc, ngắm nhìn cuộc đời trong một quán rượu xọp xẹp nào đó, mình sẽ không thấy nuối tiếc vì những gì đã qua.
Nhưng có lẽ, điều đó chỉ đến với những con người sống với một mục đích duy nhất là hưởng thụ. Tôi biết, có những con người khi chọn cho mình một cái nghề và cũng là nghiệp để đeo đuổi không đơn thuần chỉ vì đam mê nhất thời mà ở trong đó còn có một ước vọng là cống hiến.
Thầy của tôi, một con người giờ đã nổi những gân xanh, vẻ lên trên bàn tay gân guốt những dấu hiệu tuổi già chằng chịt. Đôi mắt nổi đồi mồi và chẳng còn rõ trong khi buổi chiều nhá nhem buông xuống trên làng quê yên bình. Nhìn thầy nặng nề buông những tiếng thở dài trong căn phòng làm việc chật chội, thì tôi hiểu rằng trong con người đang nhìn đăm chiêu ấy đang có những tâm sự ngổn ngang. Có thể vì thân phận, vì đớn đau, hoặc vì những mộng hoài tuổi thanh xuân còn dang dỡ? Không ai biết ngoài thầy.
Cũng một buổi chiều, thầy lại như bao lần, khoác trên mình bộ võ phục màu trắng, đứng uy nghiêm trên võ đường, những đòn thế vẫn còn chắc chắn, dứt khoát, chỉ có tiếng thét Kiai là khàn khàn của giọng người ngoài sáu mươi. Giữa những mái đầu xanh của chúng tôi, mái tóc bạc của thầy trở nên đặc biệt, đặc biệt không chỉ bởi màu sắc hòa lẫn giữa những con người luyện võ mà vì chúng tôi như đang sống trong cảm giác của những đứa con đang được một người cha uốn nắn từng đòn thế, dù là những chi tiết nhỏ nhất.
Ánh nắng len qua song cửa, chiếu vào võ đường những vệt ngắn dài, hình ảnh của thầy hiện ra như một người lính già đầu bạc, cầm chắc trên tay mình thanh trường kiếm, hừng hực nhiệt huyết “ quốc gia hưng vong-thất phu hữu trách”..cống hiến chút sức già trước khi xa rời “ binh nghiệp”.
Con người thường có những tâm sự không biết ngỏ cùng ai và không thể ngỏ cùng ai, suốt đời cứ ôm những mộng hoài mà chẳng biết sẽ chia cùng ai dù chỉ là một ít. Nên có người thì bầu bạn cùng chén rượu, chỉ chờ đến cơn say mới ngửa mặt nhìn trời hét lớn những hờn căm, có người ôm đàn, với đôi bàn tay gầy gãy lên phím đàn những nốt trầm lạc nhịp, gửi gắm những chất chứa trong lời ca tiếng hát…..Thầy của tôi, cũng đã ôm đàn, cũng đã từng bầu bạn cùng chén rượu lúc ngọt lúc cay, cũng từng muốn đi đâu đó thật xa để tạm quên những muộn phiền không may ập đến, nhưng trong con người có đôi mắt cương nghị ấy, vẫn còn điều gì đó vướng bận, vẫn còn một trách nhiệm mà suốt đời cứ đeo đẳng..
Tôi tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi. Thầy đang nghĩ gì?? Võ đường sẽ như thế nào khi không còn thầy? Chúng tôi sẽ như thế nào khi không tập luyện với thầy??? Rất nhiều câu hỏi cứ đặt ra mà chẳng hề có một lời giải đáp.
Tôi sợ trên đầu thầy tóc sẽ bạc hết, tôi sợ thời gian sẽ xóa dần những dự định còn dở dang trong tâm niệm của thầy và tôi cũng sợ mình không đủ dũng khí để đi một con đường mà thầy đã từng trải qua. Tôi sợ rất nhiều..
“(Lê Văn Trường An)
Trong một kiếp con người, tuổi trẻ thường được ta trân quý và có những hoài bão ước mơ. Sống hết mình và theo những đam mê đến tận cùng, đển khi thời gian vô tình nhuộm mái tóc xanh, phũ lên đó một màu trắng xóa thì ta sẽ không hối tiếc vì những dở dang thời tuổi trẻ. Cũng chính vì những suy nghĩ đó mà hôm nay, tôi-một con người đang hừng hực sức xuân cống hiến mình cho cuộc đời này. Để sau này, lỡ trong một buổi chiều đơn độc, ngắm nhìn cuộc đời trong một quán rượu xọp xẹp nào đó, mình sẽ không thấy nuối tiếc vì những gì đã qua.
Nhưng có lẽ, điều đó chỉ đến với những con người sống với một mục đích duy nhất là hưởng thụ. Tôi biết, có những con người khi chọn cho mình một cái nghề và cũng là nghiệp để đeo đuổi không đơn thuần chỉ vì đam mê nhất thời mà ở trong đó còn có một ước vọng là cống hiến.
Thầy của tôi, một con người giờ đã nổi những gân xanh, vẻ lên trên bàn tay gân guốt những dấu hiệu tuổi già chằng chịt. Đôi mắt nổi đồi mồi và chẳng còn rõ trong khi buổi chiều nhá nhem buông xuống trên làng quê yên bình. Nhìn thầy nặng nề buông những tiếng thở dài trong căn phòng làm việc chật chội, thì tôi hiểu rằng trong con người đang nhìn đăm chiêu ấy đang có những tâm sự ngổn ngang. Có thể vì thân phận, vì đớn đau, hoặc vì những mộng hoài tuổi thanh xuân còn dang dỡ? Không ai biết ngoài thầy.
Cũng một buổi chiều, thầy lại như bao lần, khoác trên mình bộ võ phục màu trắng, đứng uy nghiêm trên võ đường, những đòn thế vẫn còn chắc chắn, dứt khoát, chỉ có tiếng thét Kiai là khàn khàn của giọng người ngoài sáu mươi. Giữa những mái đầu xanh của chúng tôi, mái tóc bạc của thầy trở nên đặc biệt, đặc biệt không chỉ bởi màu sắc hòa lẫn giữa những con người luyện võ mà vì chúng tôi như đang sống trong cảm giác của những đứa con đang được một người cha uốn nắn từng đòn thế, dù là những chi tiết nhỏ nhất.
Ánh nắng len qua song cửa, chiếu vào võ đường những vệt ngắn dài, hình ảnh của thầy hiện ra như một người lính già đầu bạc, cầm chắc trên tay mình thanh trường kiếm, hừng hực nhiệt huyết “ quốc gia hưng vong-thất phu hữu trách”..cống hiến chút sức già trước khi xa rời “ binh nghiệp”.
Con người thường có những tâm sự không biết ngỏ cùng ai và không thể ngỏ cùng ai, suốt đời cứ ôm những mộng hoài mà chẳng biết sẽ chia cùng ai dù chỉ là một ít. Nên có người thì bầu bạn cùng chén rượu, chỉ chờ đến cơn say mới ngửa mặt nhìn trời hét lớn những hờn căm, có người ôm đàn, với đôi bàn tay gầy gãy lên phím đàn những nốt trầm lạc nhịp, gửi gắm những chất chứa trong lời ca tiếng hát…..Thầy của tôi, cũng đã ôm đàn, cũng đã từng bầu bạn cùng chén rượu lúc ngọt lúc cay, cũng từng muốn đi đâu đó thật xa để tạm quên những muộn phiền không may ập đến, nhưng trong con người có đôi mắt cương nghị ấy, vẫn còn điều gì đó vướng bận, vẫn còn một trách nhiệm mà suốt đời cứ đeo đẳng..
Tôi tự đặt ra cho mình nhiều câu hỏi. Thầy đang nghĩ gì?? Võ đường sẽ như thế nào khi không còn thầy? Chúng tôi sẽ như thế nào khi không tập luyện với thầy??? Rất nhiều câu hỏi cứ đặt ra mà chẳng hề có một lời giải đáp.
Tôi sợ trên đầu thầy tóc sẽ bạc hết, tôi sợ thời gian sẽ xóa dần những dự định còn dở dang trong tâm niệm của thầy và tôi cũng sợ mình không đủ dũng khí để đi một con đường mà thầy đã từng trải qua. Tôi sợ rất nhiều..
Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015
LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC CƯƠNG NHU .
Lợi ích của việc học Cương Nhu.
Xin chia sẻ với mọi người bài viết trong facebook của cô Dawn White, Huyền Đai Nhất Đẳng, Võ Đường Satori, tb Pennsylvania.
HTL dịch nhanh: "Chín năm trước đây, tôi nỗi hứng ghi danh học Võ Tự Vệ cho Nữ Giới . Hôm nay, với thời gian chín năm luyện tập võ đạo, khi xe tôi bị húc vì người lái xe kia vượt đền đỏ, tôi đã rất tỉnh trí, không hốt hoảng, và còn tìm cách để an ủi cô gái lái xe kia. Cô ấy sợ đến nỗi hoảng loạn luôn. Tôi ra khỏi xe, qua xem người bên xe kia có bị gì không, và tìm lời nói để cô ấy đừng quá hoảng sợ. Tôi đem chai nước cho cô uống, gọi cảnh sát, lấy tên và số điện thoại của những người thấy tai nạn để sau này họ làm chứng khi ra toà. Tôi lấy máy ảnh chụp hai chiếc xe húc nhau. Còn Cô lái xe kia quá sợ hải, cứ ngồi khóc, không bước ra xe. Tôi rất ngại cho cô ấy. Tôi cảm thấy biết ơn Cương Nhu, võ đường Satori và các Võ Sư đã dạy tôi rất nhiều điều. Chỉ tiếc cho chiếc xe Xterra mà thôi!
Nine years ago, on a whim, I signed up for a Women's Self-Defense course through the local adult education association. Today, nine years of martial arts training allowed me to remain calm, and collected, and even attempt to calm the other driver (who blew a red light and hit me) and her young child. I managed to keep my head, while she, unfortunately had a complete meltdown. I also managed not to allow my manual transmission to stall smile emoticon I got out of my car, checked to make sure she was okay, tried to calm her, gave her a bottle of water, called the police, got the name and the phone number of the witnesses and took photos. She never got out of car, and never stopped crying. I feel for her. I am so very thankful for everything that Cuong Nhu, Satori Dojo and my wondering instructors have taught me grin emoticon And very, very sad for my beloved Xterra.
Xin chia sẻ với mọi người bài viết trong facebook của cô Dawn White, Huyền Đai Nhất Đẳng, Võ Đường Satori, tb Pennsylvania.
HTL dịch nhanh: "Chín năm trước đây, tôi nỗi hứng ghi danh học Võ Tự Vệ cho Nữ Giới . Hôm nay, với thời gian chín năm luyện tập võ đạo, khi xe tôi bị húc vì người lái xe kia vượt đền đỏ, tôi đã rất tỉnh trí, không hốt hoảng, và còn tìm cách để an ủi cô gái lái xe kia. Cô ấy sợ đến nỗi hoảng loạn luôn. Tôi ra khỏi xe, qua xem người bên xe kia có bị gì không, và tìm lời nói để cô ấy đừng quá hoảng sợ. Tôi đem chai nước cho cô uống, gọi cảnh sát, lấy tên và số điện thoại của những người thấy tai nạn để sau này họ làm chứng khi ra toà. Tôi lấy máy ảnh chụp hai chiếc xe húc nhau. Còn Cô lái xe kia quá sợ hải, cứ ngồi khóc, không bước ra xe. Tôi rất ngại cho cô ấy. Tôi cảm thấy biết ơn Cương Nhu, võ đường Satori và các Võ Sư đã dạy tôi rất nhiều điều. Chỉ tiếc cho chiếc xe Xterra mà thôi!
Nine years ago, on a whim, I signed up for a Women's Self-Defense course through the local adult education association. Today, nine years of martial arts training allowed me to remain calm, and collected, and even attempt to calm the other driver (who blew a red light and hit me) and her young child. I managed to keep my head, while she, unfortunately had a complete meltdown. I also managed not to allow my manual transmission to stall smile emoticon I got out of my car, checked to make sure she was okay, tried to calm her, gave her a bottle of water, called the police, got the name and the phone number of the witnesses and took photos. She never got out of car, and never stopped crying. I feel for her. I am so very thankful for everything that Cuong Nhu, Satori Dojo and my wondering instructors have taught me grin emoticon And very, very sad for my beloved Xterra.
Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015
THƠ CHO CON GÁI
THƠ CHO CON GÁI
NGÀY BÉ THƠ ĐONG ĐƯA TRÊN NÔI VÕNG
TIẾNG ẦU Ơ CÂU HÁT VỌNG NGÂN DÀI
BAO NGÀY THÁNG ĐÓN ĐƯA CON ĐI HỌC
BA MẸ MỪNG CON TÓC XÕA BỜ VAI
...
ÁO DÀI TRẮNG LẦN ĐẦU TIÊN CON MẶC
NHƯ THIÊN THẦN ĐEM ÁNH SÁNG NGÀY MAI
BA MẸ SỢ NHỮNG VẾT BÙN DÍNH ÁO
NHẮC NHỞ CON CHUYỆN MƯA NẮNG THẬT DÀI
...
CON CÓ BIẾT CON ĐÃ LÀ CÔ GÁI
NHỮNG BƯỚC CHÂN RỘN RÃ CHỐN GIẢNG ĐƯỜNG
NGHÌN MƠ ƯỚC Ở CHÂN TRỜI PHÍA TRƯỚC
MỞ CHO CON NHỮNG CÁNH CỬA NGÀN THƯƠNG
...
NGÀY MAI ĐÂY CON SẼ LÀ CÔ GIÁO
VẼ GIẤC MƠ TRÊN TẤM BẢNG YÊN BÌNH
NÓI NGỌT NGÀO VỚI HỌC TRÒ YÊU MẾN
SẼ CHO CON NHỮNG NGÀY THÁNG BÌNH MINH
TIẾNG ẦU Ơ CÂU HÁT VỌNG NGÂN DÀI
BAO NGÀY THÁNG ĐÓN ĐƯA CON ĐI HỌC
BA MẸ MỪNG CON TÓC XÕA BỜ VAI
...
ÁO DÀI TRẮNG LẦN ĐẦU TIÊN CON MẶC
NHƯ THIÊN THẦN ĐEM ÁNH SÁNG NGÀY MAI
BA MẸ SỢ NHỮNG VẾT BÙN DÍNH ÁO
NHẮC NHỞ CON CHUYỆN MƯA NẮNG THẬT DÀI
...
CON CÓ BIẾT CON ĐÃ LÀ CÔ GÁI
NHỮNG BƯỚC CHÂN RỘN RÃ CHỐN GIẢNG ĐƯỜNG
NGHÌN MƠ ƯỚC Ở CHÂN TRỜI PHÍA TRƯỚC
MỞ CHO CON NHỮNG CÁNH CỬA NGÀN THƯƠNG
...
NGÀY MAI ĐÂY CON SẼ LÀ CÔ GIÁO
VẼ GIẤC MƠ TRÊN TẤM BẢNG YÊN BÌNH
NÓI NGỌT NGÀO VỚI HỌC TRÒ YÊU MẾN
SẼ CHO CON NHỮNG NGÀY THÁNG BÌNH MINH
Văn Nhân
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)