Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013
ĐIẾU VĂN
ĐIẾU VĂN MỘT NGƯỜI BẠN ĐÃ RA ĐI VÌ TAI BIẾN . KHÓC !!!
ĐIẾU VĂN LÊ CHIÊU NẾT
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính thưa: Hương Linh bạn Lê Chiêu Nết.
Kính thưa: Gia đình tang quyến.
Chúng tôi cựu học sinh Quốc Học là bằng hữu của bạn Lê Chiêu Nết, nghe tin bạn qua đời, chúng tôi xin được đốt nén tâm hương dâng lên Chư Phật, Chư vị Bồ Tát, nguyện cầu cho bạn sớm siêu thoát trở về với miền Cực Lạc, cõi vĩnh hằng, an nhiên nơi Tịnh Độ.
Kính Hương Linh bạn:
Kinh sử đèn sách, đệ huynh kết bạn, vật đổi sao dời, bằng hữu chia ly. Nhớ bạn xưa, thư sinh dáng dấp, nói cười chơn chất, trường Quốc Học cùng nhau chia sẻ buồn vui, mài ghế đũng quần, chia nhau tiếng cười câu nói, giận hờn vu vơ vì mấy o nữ sinh Đồng Khánh. Tiếng thầy vẫn còn văng vẳng dạy chúng ta cùng nhau gánh vác non sông, nào ngờ đâu chiến tranh loạn lạc, vì cơm áo gạo tiền, xa cách một đứa một phương trời. Đã 40 năm qua chưa bao giờ gặp mặt, lòng mong mỏi một ngày gặp lại, trời không phụ cái tâm của tình người trong sáng, xui khiến cho chúng ta gặp nhau vào những ngày tóc đã bạc. Tha hương ngộ cố tri, nói cười vui vẻ lại, bạn nhắc: Cứ gọi “mi - tau” để thỏa lòng mong ước, những cuộc hội ngộ trong Nam ngoài Bắc chưa đong đầy nỗi nhớ, tay nắm tay chưa đủ ấm bàn tay, nhìn mắt nhau chưa bày tỏ hết tình này.
Hỡi ơi !
Tin sét đánh ngang tai, bạn bè hoảng hốt, hoa tàn, trăng khuyết, bóng người khuất núi, bạn đã ra đi, bạn bè lòng như dao cắt muối xát, tình bằng hữu từ nay đành vĩnh viễn chia lìa, mắt mờ bóng lệ, lòng thấy quạnh hiu. Nơi vĩnh cửu bạn ơi có biết: Quả phụ, con, cháu tiếc thương, từ đường vắng vẻ, xóm làng buồn rũ, bạn bè trăm nhớ nghìn thương, nỗi thương tâm khôn xiết tỏ bày, hai hàng lệ nhỏ. Khóc bạn hiền từ nay thiên thu vĩnh biệt, đau xót biết nhường nào!
Hồn thiêng bạn đó có hay
Xin về chứng kiến đắng cay thảm sầu
Nỗi niềm càng nói càng đau
Bạn bè thương tiếc cùng nhau niệm tình.
Cầu xin tiếp độ hương linh
Giải trừ nghiệp chướng, vãng sinh Niết Bàn
Hồng trần rũ sạch hành trang
Nghiệp căn xin được tiêu tan giải trừ.
Chúng tôi lạy bạn tạ từ,
Tiễn hồn về chốn chân như vĩnh hằng
Cùng nhau xin khấn nguyện rằng:
Cầu hồn bạn được siêu thăng Phật đài
Ở nơi tiên cảnh bồng lai
Mong sao bạn được khoan thai an nhàn
Thảnh thơi ngoài cõi trần gian
Ghi sâu tình nghĩa tâm can khắp miền.
Lạy hồn bạn có linh thiêng
Xin về chứng giám niềm riêng sở cầu.
Đứng trước anh linh bạn chúng tôi nguyện cầu bạn, hãy phù hộ cho gia đình bạn được sức khỏe, biết nén đau thương và sống an lành cho những ngày sắp tới.
Kính lạy vĩnh biệt bạn Lê Chiêu Nết.
Nam Mô Siêu Lạc Độ Bồ Tát Ma Ha Tát.
Văn Nhân
Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013
LỤC BÁT BUỒN
LỤC BÁT BUỒN
Ngày xưa bầu bạn , thơ Đường
Nhịp vần bằng trắc dễ thương thuở nào
Em là sáu chữ ước ao
Còn anh câu tám ngọt ngào ước mơ
Quyện vào nỗi nhớ bài thơ
Bẻ đôi câu chữ vẫn chờ đợi mhau
Một câu vương vấn ngày sau
Còn câu mộng mị đêm thâu tơ lòng
Thúy Kiều , Kim Trọng chờ mong
Bích Câu Kì Ngộ đục trong thuở nào
Bây giờ không có là sao
Chỉ toàn thơ mới ngẩn cao với đời
Không vần lạc điệu chào mời
Gia phong khuôn phép đâu rồi hởi ôi !
Nói câu ngông ngược ông tôi
Câu dài, câu ngắn, câu xôi, câu chè
Câu thì lổn nhổn đậu mè
Mở môi hai chữ bị đè dấu than !
Có câu lải nhải vài hàng
Thơ thơ, thẩn thẩn đòi ngang Trạng Trình
Phận tôi lục bát nhục vinh
Thôi thì phận bạc ẩn mình dại khôn .
Văn Nhân
Ngày xưa bầu bạn , thơ Đường
Nhịp vần bằng trắc dễ thương thuở nào
Em là sáu chữ ước ao
Còn anh câu tám ngọt ngào ước mơ
Quyện vào nỗi nhớ bài thơ
Bẻ đôi câu chữ vẫn chờ đợi mhau
Một câu vương vấn ngày sau
Còn câu mộng mị đêm thâu tơ lòng
Thúy Kiều , Kim Trọng chờ mong
Bích Câu Kì Ngộ đục trong thuở nào
Bây giờ không có là sao
Chỉ toàn thơ mới ngẩn cao với đời
Không vần lạc điệu chào mời
Gia phong khuôn phép đâu rồi hởi ôi !
Nói câu ngông ngược ông tôi
Câu dài, câu ngắn, câu xôi, câu chè
Câu thì lổn nhổn đậu mè
Mở môi hai chữ bị đè dấu than !
Có câu lải nhải vài hàng
Thơ thơ, thẩn thẩn đòi ngang Trạng Trình
Phận tôi lục bát nhục vinh
Thôi thì phận bạc ẩn mình dại khôn .
Văn Nhân
Thứ Ba, 3 tháng 12, 2013
KÍ ỨC NGUYÊN TIÊU HUẾ
KÝ ỨC NGUYÊN TIÊU
Thừa Thiên Huế vào thập niên 70 của thế kỷ XX xuất hiện ba tay quái kiệt, không biết từ đâu mà họ lại quen biết nhau, nhìn nhau như đã quen nhau từ kiếp trước, có lý do cả ba chung một điểm là đam mê võ thuật và họ đụng nhau ở điểm cao của nghệ thuật võ. Chơi với nhau ngày càng gắn bó hơn, có ba cái tên cũng rất “quái chiêu”: THẤT – NHÂN – TÂM.
- Hồ Văn Thất: Võ Ta
- Nguyễn Văn Nhân: Võ Cương Nhu Karate Do
- Hồ Văn Tâm: Võ Ju Do
Thất Nhân Tâm là tổ trọng tài võ vật của Thừa Thiên Huế thế kỷ trước, đã từng chinh chiến khắp mọi nơi. Ngoài ra Thất Nhân Tâm đều biết thi, ca, nhạc, họa, v.v... luôn chơi ngông ngược với đời.
Vào một buổi tối ngày mười bốn tháng Giêng năm Canh Thân (1980) Thất Nhân Tâm đang uống rượu ngắm trăng, tửu nhập ngôn xuất, họ bảo nhau rằng chúng ta là những người lo cho dân, cho nước nên không có điều kiện để hưởng những ngày Tết Nguyên đán thật sự, vì vậy tối rằm tháng Giêng này chúng ta tổ chức ăn Tết Nguyên Tiêu tại đỉnh núi Ngự Bình. Hồ Văn Thất nói: “Trước khi lên núi phải tắm rửa, tẩy trần”. Đúng 16 giờ ngày rằm tháng Giêng năm Canh Thân (1980) cả ba hẹn nhau trước bia trường Quốc Học Huế để tắm sông Hương tẩy trần rồi lên đỉnh núi Ngự Bình uống rượu thưởng trăng Nguyên Tiêu đầu năm, đúng nghĩa của “Tết Nguyên Tiêu”. Trăng thanh gió mát, rượu thơ ca tuôn trào, làm cho núi rừng cũng nghiêng ngửa say theo. Nguyễn Văn Nhân mới hứng khởi sáng tác một bài hát Nguyên Tiêu Ca:
“Uống, uống ta uống rượu cho thật say
Để ta thấy em như mặt trời phương Tây
Uống, uống ta uống rượu cho thật say
Để em thấy ta như mắt trời phương Đông ...”
Thất Nhân Tâm còn bàn tính với nhau về ước mơ cho Nguyên Tiêu những năm tới là phải thông báo thêm cho các võ sư, giới văn nghệ sĩ của Thừa Thiên Huế lên núi Ngự Bình để chơi Tết Nguyên Tiêu, chắc sẽ có những cặp tình nhân hò hẹn lên đây, những thiên tình ca cũng xuất hiện từ nơi đây. Ước mơ tuy nhỏ bé của Thất Nhân Tâm nhưng cũng khó thực hiện, trong giai đoạn đó đất nước rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lấy đâu ra những con người tâm đắc để hưởng lạc chốn bồng phiêu. Dầu vậy, Thất Nhân Tâm cũng đặt ra luật chơi của Nguyên Tiêu: rượu phải nâng ngang mày, nhìn chị Hằng để uống, giao tiếp chỉ có luận bàn về võ, thơ, ca, nhạc, họa, v.v... thoát tục.
Ánh trăng tròn trên không gian vô tận, giữa núi rừng bao la, xa xa là ánh đèn thành phố Huế lấp lánh sáng lên một vùng trời bình yên, minh chứng cho một cái Tết Nguyên Tiêu trọn vẹn.
Đến 5 giờ sáng trăng đã nghiêng hẳn về phía Tây, nhường chỗ cho một ngày mới bắt đầu và Thất Nhân Tâm mới xuống núi. Thế là Tết Nguyên Tiêu của Thừa Thiên Huế xuất hiện từ đó.
Ngày rằm tháng Giêng năm Tân Dậu (1981) lại có thêm một số bằng hữu, đặc biệt hơn có 3 thành viên nữ: Thảo, Như, Quỳnh cùng lên núi thưởng ngoạn Nguyên Tiêu thật là vui. Âm dương giao hòa, không khí trời đất trở nên trong sáng, mát mẻ và vô thường, tất cả đều hát lên bài Nguyên Tiêu Ca mọi người như lạc vào cõi tiên, Hồ Văn Tâm hát vang:
“Tay tiên nâng chén rượu đào,
Đổ đi thời tiếc, uống vào thời say
Là say đi tìm, tìm em, em ở nơi đâu,
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Nam,...”
Những tình nghĩa những chiêu thức võ, thơ, ca, nhạc, họa của chốn bồng lai bắt đầu xuất hiện đưa con người vào cõi thần tiên thật dịu dàng và thánh thiện. Ai ai cũng gần như gác bỏ mọi phiền muộn tục lụy của chốn hồng trần, mọi người bị níu chân ở lại không ai muốn hạ sơn. Như cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Văn Phương tối hôm đó
“Nguyên tiêu lên núi Ngự Bình,
Nghe nghĩa hóa rượu, nghe tình hóa men”.
Một cuộc chơi đủ đầy ý nghĩa, đậm đà tình người, bản sắc văn hóa Huế xuất hiện thật rõ ràng.
Ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1982) tiếng lành đồn xa, không ai bảo ai, không khí cảnh sắc mùa xuân, lòng người rộn ràng, đêm Nguyên Tiêu trăng sáng, đến hẹn lại lên, tất cả các võ sư của các môn phái võ ở Huế gần như có mặt đầy đủ, giới văn nghệ sỹ cũ mới của Cố đô cũng tham gia tích cực không kém. Mỗi người một vẻ, mỗi người một nét đóng góp những tiết mục thơ nhạc thật tuyệt vời. Cũng mở đầu bài “Nguyên Tiêu Ca”, nhà văn Nguyễn Quang Hà với bài thơ “Chiếc răng khểnh”, rồi những ca khúc hát về rượu:
“Rượu nồng ta uống,
Uống say một đêm ngất ngây
Thả hồn theo gió heo may
... Rượu nồng ta uống,
Uống say để nghe gió phai tình người thương quá đi thôi ...”
Võ Sư Lê Huy Chương giọng khẩu khí ngâm bài “Hồ Trường” của Nguyễn Bá Trác:
“Hồ Trường ta biết rót về đâu ...
Ai là người tri kỷ lại cùng ta cạn một hồ trường”.
Tất cả tham gia hào hứng, nhiều đóng góp ý nghĩa:
“Sông Hương, núi Ngự, Thiên Thai ấy
Thơ uống hồn say chốn vô thường”.
Tất cả lâng lâng trong thơ say cho đến khi tỉnh lại thì đỉnh đầu núi Ngự Bình đã thấy ánh hào dương, để lại trong lòng mọi người một đêm Nguyên Tiêu Huế không bao giờ quên.
Từ Nguyên Tiêu năm 1983 – 1984 và những năm về sau, Tết Nguyên Tiêu đã tổ chức 3 đêm liên tiếp mười bốn, rằm, mười sáu tháng Giêng. Số lượng người tham gia ngày càng đông có khi cao điểm lên đến vài chục nghìn người làm cho Núi Ngự Bình bất kham không còn chỗ. Người tham gia Tết Nguyên Tiêu phải tự tìm những địa điểm mới: núi Bân, Thiên Thai, Thiên An, đồi Vọng Cảnh, v.v... tổ chức về tận núi rừng của các huyện. Du khách những tỉnh khác vào những đêm Nguyên Tiêu cũng kéo nhau về với Huế để tham dự.
Huế rộn ràng một nét xuân mới chưa từng có, chúng ta mong rằng Nguyên Tiêu Huế luôn ở trong lòng người dân Huế mãi mãi.
Văn Nhân
THẤT NHÂN TÂM
Thừa Thiên Huế vào thập niên 70 của thế kỷ XX xuất hiện ba tay quái kiệt, không biết từ đâu mà họ lại quen biết nhau, nhìn nhau như đã quen nhau từ kiếp trước, có lý do cả ba chung một điểm là đam mê võ thuật và họ đụng nhau ở điểm cao của nghệ thuật võ. Chơi với nhau ngày càng gắn bó hơn, có ba cái tên cũng rất “quái chiêu”: THẤT – NHÂN – TÂM.
- Hồ Văn Thất: Võ Ta
- Nguyễn Văn Nhân: Võ Cương Nhu Karate Do
- Hồ Văn Tâm: Võ Ju Do
Thất Nhân Tâm là tổ trọng tài võ vật của Thừa Thiên Huế thế kỷ trước, đã từng chinh chiến khắp mọi nơi. Ngoài ra Thất Nhân Tâm đều biết thi, ca, nhạc, họa, v.v... luôn chơi ngông ngược với đời.
Vào một buổi tối ngày mười bốn tháng Giêng năm Canh Thân (1980) Thất Nhân Tâm đang uống rượu ngắm trăng, tửu nhập ngôn xuất, họ bảo nhau rằng chúng ta là những người lo cho dân, cho nước nên không có điều kiện để hưởng những ngày Tết Nguyên đán thật sự, vì vậy tối rằm tháng Giêng này chúng ta tổ chức ăn Tết Nguyên Tiêu tại đỉnh núi Ngự Bình. Hồ Văn Thất nói: “Trước khi lên núi phải tắm rửa, tẩy trần”. Đúng 16 giờ ngày rằm tháng Giêng năm Canh Thân (1980) cả ba hẹn nhau trước bia trường Quốc Học Huế để tắm sông Hương tẩy trần rồi lên đỉnh núi Ngự Bình uống rượu thưởng trăng Nguyên Tiêu đầu năm, đúng nghĩa của “Tết Nguyên Tiêu”. Trăng thanh gió mát, rượu thơ ca tuôn trào, làm cho núi rừng cũng nghiêng ngửa say theo. Nguyễn Văn Nhân mới hứng khởi sáng tác một bài hát Nguyên Tiêu Ca:
“Uống, uống ta uống rượu cho thật say
Để ta thấy em như mặt trời phương Tây
Uống, uống ta uống rượu cho thật say
Để em thấy ta như mắt trời phương Đông ...”
Thất Nhân Tâm còn bàn tính với nhau về ước mơ cho Nguyên Tiêu những năm tới là phải thông báo thêm cho các võ sư, giới văn nghệ sĩ của Thừa Thiên Huế lên núi Ngự Bình để chơi Tết Nguyên Tiêu, chắc sẽ có những cặp tình nhân hò hẹn lên đây, những thiên tình ca cũng xuất hiện từ nơi đây. Ước mơ tuy nhỏ bé của Thất Nhân Tâm nhưng cũng khó thực hiện, trong giai đoạn đó đất nước rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, lấy đâu ra những con người tâm đắc để hưởng lạc chốn bồng phiêu. Dầu vậy, Thất Nhân Tâm cũng đặt ra luật chơi của Nguyên Tiêu: rượu phải nâng ngang mày, nhìn chị Hằng để uống, giao tiếp chỉ có luận bàn về võ, thơ, ca, nhạc, họa, v.v... thoát tục.
Ánh trăng tròn trên không gian vô tận, giữa núi rừng bao la, xa xa là ánh đèn thành phố Huế lấp lánh sáng lên một vùng trời bình yên, minh chứng cho một cái Tết Nguyên Tiêu trọn vẹn.
Đến 5 giờ sáng trăng đã nghiêng hẳn về phía Tây, nhường chỗ cho một ngày mới bắt đầu và Thất Nhân Tâm mới xuống núi. Thế là Tết Nguyên Tiêu của Thừa Thiên Huế xuất hiện từ đó.
Ngày rằm tháng Giêng năm Tân Dậu (1981) lại có thêm một số bằng hữu, đặc biệt hơn có 3 thành viên nữ: Thảo, Như, Quỳnh cùng lên núi thưởng ngoạn Nguyên Tiêu thật là vui. Âm dương giao hòa, không khí trời đất trở nên trong sáng, mát mẻ và vô thường, tất cả đều hát lên bài Nguyên Tiêu Ca mọi người như lạc vào cõi tiên, Hồ Văn Tâm hát vang:
“Tay tiên nâng chén rượu đào,
Đổ đi thời tiếc, uống vào thời say
Là say đi tìm, tìm em, em ở nơi đâu,
Chim bay biển Bắc anh tìm biển Nam,...”
Những tình nghĩa những chiêu thức võ, thơ, ca, nhạc, họa của chốn bồng lai bắt đầu xuất hiện đưa con người vào cõi thần tiên thật dịu dàng và thánh thiện. Ai ai cũng gần như gác bỏ mọi phiền muộn tục lụy của chốn hồng trần, mọi người bị níu chân ở lại không ai muốn hạ sơn. Như cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Văn Phương tối hôm đó
“Nguyên tiêu lên núi Ngự Bình,
Nghe nghĩa hóa rượu, nghe tình hóa men”.
Một cuộc chơi đủ đầy ý nghĩa, đậm đà tình người, bản sắc văn hóa Huế xuất hiện thật rõ ràng.
Ngày rằm tháng Giêng năm Nhâm Tuất (1982) tiếng lành đồn xa, không ai bảo ai, không khí cảnh sắc mùa xuân, lòng người rộn ràng, đêm Nguyên Tiêu trăng sáng, đến hẹn lại lên, tất cả các võ sư của các môn phái võ ở Huế gần như có mặt đầy đủ, giới văn nghệ sỹ cũ mới của Cố đô cũng tham gia tích cực không kém. Mỗi người một vẻ, mỗi người một nét đóng góp những tiết mục thơ nhạc thật tuyệt vời. Cũng mở đầu bài “Nguyên Tiêu Ca”, nhà văn Nguyễn Quang Hà với bài thơ “Chiếc răng khểnh”, rồi những ca khúc hát về rượu:
“Rượu nồng ta uống,
Uống say một đêm ngất ngây
Thả hồn theo gió heo may
... Rượu nồng ta uống,
Uống say để nghe gió phai tình người thương quá đi thôi ...”
Võ Sư Lê Huy Chương giọng khẩu khí ngâm bài “Hồ Trường” của Nguyễn Bá Trác:
“Hồ Trường ta biết rót về đâu ...
Ai là người tri kỷ lại cùng ta cạn một hồ trường”.
Tất cả tham gia hào hứng, nhiều đóng góp ý nghĩa:
“Sông Hương, núi Ngự, Thiên Thai ấy
Thơ uống hồn say chốn vô thường”.
Tất cả lâng lâng trong thơ say cho đến khi tỉnh lại thì đỉnh đầu núi Ngự Bình đã thấy ánh hào dương, để lại trong lòng mọi người một đêm Nguyên Tiêu Huế không bao giờ quên.
Từ Nguyên Tiêu năm 1983 – 1984 và những năm về sau, Tết Nguyên Tiêu đã tổ chức 3 đêm liên tiếp mười bốn, rằm, mười sáu tháng Giêng. Số lượng người tham gia ngày càng đông có khi cao điểm lên đến vài chục nghìn người làm cho Núi Ngự Bình bất kham không còn chỗ. Người tham gia Tết Nguyên Tiêu phải tự tìm những địa điểm mới: núi Bân, Thiên Thai, Thiên An, đồi Vọng Cảnh, v.v... tổ chức về tận núi rừng của các huyện. Du khách những tỉnh khác vào những đêm Nguyên Tiêu cũng kéo nhau về với Huế để tham dự.
Huế rộn ràng một nét xuân mới chưa từng có, chúng ta mong rằng Nguyên Tiêu Huế luôn ở trong lòng người dân Huế mãi mãi.
Văn Nhân
THẤT NHÂN TÂM
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
VÕ ĐƯỜNG CƯƠNG NHU KARATE DO HƯƠNG CẦN, VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC VÕ SINH NGUYỄN THỊ NGÂN VÀ MẸ CỦA EM , ĐÃ QUA ĐỜI VÀO TRẬN LŨ NGÀY 10 /11 2013 .
Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013
SỐNG CHUNG VỚI LŨ !
SỐNG CHUNG VỚI LŨ !
ĐÊM HÔM GIÓ RÍT TỪNG CƠN
LẠI THÊM MƯA LỚN GIANG SƠN NGẬP RỒI
CÕNG CON , CÕNG MẸ ĐẮNG MÔI
HỠI ÔNG HẠ VŨ ĐÂU RỒI ÔNG ƠI
CỬA NHÀ CÂY CỐI TẢ TƠI
NGỔN NGANG SẬP ĐỔ KHÔNG NƠI NƯƠNG NHỜ
NƯỚC DÂNG KHÔNG THẤY BẾN BỜ
DÂN ĐEN BA HẠNG BIẾT NHỜ VÀO ĐÂU
HỌA CHĂNG CHỜ PHÉP NHIỆM MẦU
TỪ BI BÁC ÁI BẮT CẦU CAN QUA
LẠY ÔNG ĐANG Ở CÕI XA
MAU VỀ CỨU LẤY DÂN TA ĐỌA ĐÀY
DÙ ÔNG Ở CHÍN TẦNG MÂY
CÓ NGÀY , MƯA GIÓ ĐỔI THAY NGƯỢC ĐỜI
LÀ KHI CON KIẾN VỀ TRỜI
THUYỀN RỒNG CHỞ CHÓ DẠO CHƠI NON BỒNG
CHƯỞNG QUA ĐẮC ĐẬU LÀ KHÔNG
KIẾP NÀY GIEO GIÓ SẮC KHÔNG LUÂN HỒI
NHÃN TIỀN QUẢ BÁO HỞI ÔI !
Ơ KÌA ! ... HẠ VŨ ĐÃ TRÔI THEO RỀU .
Văn Nhân
ĐÊM HÔM GIÓ RÍT TỪNG CƠN
LẠI THÊM MƯA LỚN GIANG SƠN NGẬP RỒI
CÕNG CON , CÕNG MẸ ĐẮNG MÔI
HỠI ÔNG HẠ VŨ ĐÂU RỒI ÔNG ƠI
CỬA NHÀ CÂY CỐI TẢ TƠI
NGỔN NGANG SẬP ĐỔ KHÔNG NƠI NƯƠNG NHỜ
NƯỚC DÂNG KHÔNG THẤY BẾN BỜ
DÂN ĐEN BA HẠNG BIẾT NHỜ VÀO ĐÂU
HỌA CHĂNG CHỜ PHÉP NHIỆM MẦU
TỪ BI BÁC ÁI BẮT CẦU CAN QUA
LẠY ÔNG ĐANG Ở CÕI XA
MAU VỀ CỨU LẤY DÂN TA ĐỌA ĐÀY
DÙ ÔNG Ở CHÍN TẦNG MÂY
CÓ NGÀY , MƯA GIÓ ĐỔI THAY NGƯỢC ĐỜI
LÀ KHI CON KIẾN VỀ TRỜI
THUYỀN RỒNG CHỞ CHÓ DẠO CHƠI NON BỒNG
CHƯỞNG QUA ĐẮC ĐẬU LÀ KHÔNG
KIẾP NÀY GIEO GIÓ SẮC KHÔNG LUÂN HỒI
NHÃN TIỀN QUẢ BÁO HỞI ÔI !
Ơ KÌA ! ... HẠ VŨ ĐÃ TRÔI THEO RỀU .
Văn Nhân
Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013
CON ĐƯỜNG TÔI ĐẾN VỚI VÕ THUẬT
CON ĐƯỜNG TÔI ĐẾN VỚI VÕ THUẬT
Đã hơn 40 năm đến với Cương Nhu Karate Do là một người yêu và mê võ thuật. Bây giờ lại phải dùng cây bút để viết về võ của mình thật là một điều quá khó. Ngồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, những người bạn không thể nào quên được. Trong mỗi một con người ai cũng có một thời sung mãn và đẹp đẽ nhất, tôi cũng vậy, đó là những thập niên 60 – 70 thế kỷ trước.
Năm 1969 tôi và Trần Văn Vinh học cùng một lớp tại trường Quốc Học Huế. Tôi nhớ rất rõ vào giờ ra chơi bạn học cùng lớp là Hồ Ngọc Hoài người to khỏe rắn chắc, đưa cánh tay để lên bàn học, thách thức với tất cả bạn trong lớp là: “Ai dùng tay chặt gãy cánh tay Hoài thì được thưởng một ly chè và ngược lại” chuyện thật vô lý, nhưng cũng không ai dám vì biết là không thể gãy được. Duy nhất chỉ có Trần Văn Vinh người cao dỏng ốm tong teo,từ ngoài cửa lớp đi vào dõng dạc hô to “Để tau” ! Bạn Hoài rút tay về ngay và nói “Mi có võ tau không chơi”.Võ ghê gớm đến thế sao, cái đầu non nớt của một cậu học trò nhà quê (Hương Cần) cơm đùm gạo bới lên dinh học chữ. Thấy bạn Vinh là sửng sốt, là thần tượng, tôi không biết Vinh học võ gì, với ai, ở đâu lên tới đai gì, nhưng tôi thán phục Vinh. Thật ra Vinh cũng là con người bình thường như bao bạn khác, nhưng qua mắt tôi khi đó vẫn thấy bạn Vinh là một người khác với mọi người trong lớp. Tôi quyết định phải chơi thân với Vinh hơn nữa. Vào một buổi chiều giờ tan trường, tôi đạp xe theo vinh và tâm sự: “Mi học võ ở mô cho tau đi học với”. Nói xong tôi cúi mặt sợ nhất là Vinh không đồng ý giới thiệu, thật không ngờ Vinh nói: “Mi thích học võ phải không? Nếu vậy thì đi ngay với tau”. Hai chiếc xe đạp tiếp tục lăn bánh trên đường Lê Lợi. Tôi rất mừng và cũng rất lo không biết về gặp Thầy võ rồi Thầy có nhận cho vào học không. Về đến trường Đại học Sư Phạm, người đầu tiên tôi thấy là một người rất cao, dáng vẻ trí thức với bộ võ phục màu trắng, người đeo cái đai đen đỏ, tôi không biết là ai. Vinh dẫn tôi tới giới thiệu: “Thưa Thầy bạn này xin vào học võ”. Với chất giọng Hà Nội tròn vành rõ chữ, Thầy hỏi: “Con tên gì? Quê ở đâu? Bố mẹ đã đồng ý chưa?” Tất cả đều dến với tôi rất nhanh và bất ngờ và làm tôi luýnh quýnh, cúi mặt không dám nhìn. Thầy bảo: “Con lấy đơn nầy viết vào và về xin bố mẹ đi đã”. Tôi biết gần như chắc chắn là tôi sẽ được vào võ đường và được học võ với Thầy.
Vinh thay áo quần võ đeo đai trắng 1 vạch xanh; khi ấy, tôi không biết đai của Vinh cao hay thấp mà chỉ thấy Vinh rất oai phong.
Buổi chiều hôm sau, tôi cùng đi với Vinh đến nộp đơn, được Thầy nhận vào học ngay (dĩ nhiên trong đơn ba tôi đã đồng ý ký tên). Tôi hạnh phúc vô cùng, tôi chỉ hiểu đơn giản là từ nay cái thằng nông thôn nhà quê này cũng được đi học võ đàng hoàng, nếu cố gắng học lên được màu đai như Vinh tôi sẽ được bạn bè nể phục đôi phần.
Có đi học mới biết là khó khăn và vất vả, nhưng vì quá đam mê nên tôi cố gắng hết sức mình, và cũng nhận ra rằng màu đai của Vinh chỉ là màu đai sơ đẳng nhất, như trẻ con mới bước vào mẫu giáo. Thế nhưng cái dũng của Vinh đúng là dũng khí của con nhà võ. Tôi được tiếp cái dũng khí từ Vinh, từ Thầy, từ các sư huynh và đồng môn đã giúp tôi trưởng thành, ngày càng hoàn thiện mình hơn. Rồi với lòng kiên trì, nhẫn nại, chịu khó rèn luyện và học hỏi tôi cũng thi đậu đai đen, nhất đẳng, nhị đẳng, v.v... Rồi học thêm Thiếu Lâm, JuDo ...
Tôi không chịu dừng bước, mặc dù đất nước rơi vào giai đoạn ác liệt nhất của lịch sử (Chiến tranh – Hòa bình – Khó khăn – Cơm áo gạo tiền) làm tôi có lúc tưởng như không đứng vững trên đôi chân của mình. Tôi nghĩ mình “Sinh bất phùng thời”. Võ Đường không còn nữa, thầy trò sư huynh đệ mỗi người một góc trời xa cách nhau. Người lên đồi núi kẻ xuống đồng bằng, có người ở lại thành phố, có người về vọc đất làng quê... Tôi đã mất nhiều thứ, nhưng có một thứ mà tôi không thể nào mất được vì nó đã ăn sâu vào trong máu thịt của tôi rồi, đó là: Võ là môn phái Cương Nhu Karaté Do và Thầy Ngô Đồng của tôi. Chính vì lẽ đó, tôi không ngần ngại mở ra nhiều võ đường, nhiều câu lạc bộ võ thuật khắp thành phố, cơ quan xí nghiệp và về các vùng quê. Vào những năm kinh tế đất nước khó khăn nhất: cơm không có ăn, áo không đủ mặc có nhiều bằng hữu nói với tôi rằng: “Ông điên rồi hay sao? Trong bụng không có hạt cơm mà ngày nào cũng Võ! Võ! Võ! ...
Lớp bạn bè tôi rất nhiều, như Trần Văn Vinh tôi không biết lạc phương trời nào hay do chiến tranh mà đã xanh nấm mồ rồi. Mãi đến năm 2001, tôi mới biết tin của Vinh là đang ở Biên Hòa và cũng là một Võ Sư nổi tiếng của môn phái Cương Nhu Karaté Do.
Với quyết tâm xây dựng võ phái để tồn tại và tiếng nói có trọng lương trong làng võ Việt. Tôi không ngần ngại đi Bắc vào Nam giao tiếp học hỏi. Và rôi các lớp hóc trò của tôi cũng được tiếp cai dũng khí của người võ sĩ nên cũng giành được thành tích cao trong các đấu trường tỉnh thành, quốc gia, quốc tế. Các em đã mở nhiều võ đường khắp cả nước.
Cho đến ngày hôm nay, ngồi cầm bút viết ra những dòng này là một người Trưởng môn phái Cương Nhu Karaté Do với đẳng cấp Huyền Đai Lục Đẳng, trên đầu tóc bạc trắng. Tôi có cảm giác như mình đang được quay về với màu Đai Trắng ban đầu – khi mà lần đầu bước chân vào võ đường và mơ ước được Thầy cầm tay của mình để sửa chữa cái sai của mình một lần nữa.
Tinh hoa võ thuật nhân loại như biển trời bao la, tôi như giọt nước nhỏ bé giữa đại dương mênh mông ấy và cuối cùng tôi nhận ra rằng:
“Đạo là gió, Võ là mây
Nghìn năm lưu lại đó đây tình người”.
Võ Sư Nguyễn Văn Nhân
Đã hơn 40 năm đến với Cương Nhu Karate Do là một người yêu và mê võ thuật. Bây giờ lại phải dùng cây bút để viết về võ của mình thật là một điều quá khó. Ngồi nhớ lại những kỷ niệm xưa, những người bạn không thể nào quên được. Trong mỗi một con người ai cũng có một thời sung mãn và đẹp đẽ nhất, tôi cũng vậy, đó là những thập niên 60 – 70 thế kỷ trước.
Năm 1969 tôi và Trần Văn Vinh học cùng một lớp tại trường Quốc Học Huế. Tôi nhớ rất rõ vào giờ ra chơi bạn học cùng lớp là Hồ Ngọc Hoài người to khỏe rắn chắc, đưa cánh tay để lên bàn học, thách thức với tất cả bạn trong lớp là: “Ai dùng tay chặt gãy cánh tay Hoài thì được thưởng một ly chè và ngược lại” chuyện thật vô lý, nhưng cũng không ai dám vì biết là không thể gãy được. Duy nhất chỉ có Trần Văn Vinh người cao dỏng ốm tong teo,từ ngoài cửa lớp đi vào dõng dạc hô to “Để tau” ! Bạn Hoài rút tay về ngay và nói “Mi có võ tau không chơi”.Võ ghê gớm đến thế sao, cái đầu non nớt của một cậu học trò nhà quê (Hương Cần) cơm đùm gạo bới lên dinh học chữ. Thấy bạn Vinh là sửng sốt, là thần tượng, tôi không biết Vinh học võ gì, với ai, ở đâu lên tới đai gì, nhưng tôi thán phục Vinh. Thật ra Vinh cũng là con người bình thường như bao bạn khác, nhưng qua mắt tôi khi đó vẫn thấy bạn Vinh là một người khác với mọi người trong lớp. Tôi quyết định phải chơi thân với Vinh hơn nữa. Vào một buổi chiều giờ tan trường, tôi đạp xe theo vinh và tâm sự: “Mi học võ ở mô cho tau đi học với”. Nói xong tôi cúi mặt sợ nhất là Vinh không đồng ý giới thiệu, thật không ngờ Vinh nói: “Mi thích học võ phải không? Nếu vậy thì đi ngay với tau”. Hai chiếc xe đạp tiếp tục lăn bánh trên đường Lê Lợi. Tôi rất mừng và cũng rất lo không biết về gặp Thầy võ rồi Thầy có nhận cho vào học không. Về đến trường Đại học Sư Phạm, người đầu tiên tôi thấy là một người rất cao, dáng vẻ trí thức với bộ võ phục màu trắng, người đeo cái đai đen đỏ, tôi không biết là ai. Vinh dẫn tôi tới giới thiệu: “Thưa Thầy bạn này xin vào học võ”. Với chất giọng Hà Nội tròn vành rõ chữ, Thầy hỏi: “Con tên gì? Quê ở đâu? Bố mẹ đã đồng ý chưa?” Tất cả đều dến với tôi rất nhanh và bất ngờ và làm tôi luýnh quýnh, cúi mặt không dám nhìn. Thầy bảo: “Con lấy đơn nầy viết vào và về xin bố mẹ đi đã”. Tôi biết gần như chắc chắn là tôi sẽ được vào võ đường và được học võ với Thầy.
Vinh thay áo quần võ đeo đai trắng 1 vạch xanh; khi ấy, tôi không biết đai của Vinh cao hay thấp mà chỉ thấy Vinh rất oai phong.
Buổi chiều hôm sau, tôi cùng đi với Vinh đến nộp đơn, được Thầy nhận vào học ngay (dĩ nhiên trong đơn ba tôi đã đồng ý ký tên). Tôi hạnh phúc vô cùng, tôi chỉ hiểu đơn giản là từ nay cái thằng nông thôn nhà quê này cũng được đi học võ đàng hoàng, nếu cố gắng học lên được màu đai như Vinh tôi sẽ được bạn bè nể phục đôi phần.
Có đi học mới biết là khó khăn và vất vả, nhưng vì quá đam mê nên tôi cố gắng hết sức mình, và cũng nhận ra rằng màu đai của Vinh chỉ là màu đai sơ đẳng nhất, như trẻ con mới bước vào mẫu giáo. Thế nhưng cái dũng của Vinh đúng là dũng khí của con nhà võ. Tôi được tiếp cái dũng khí từ Vinh, từ Thầy, từ các sư huynh và đồng môn đã giúp tôi trưởng thành, ngày càng hoàn thiện mình hơn. Rồi với lòng kiên trì, nhẫn nại, chịu khó rèn luyện và học hỏi tôi cũng thi đậu đai đen, nhất đẳng, nhị đẳng, v.v... Rồi học thêm Thiếu Lâm, JuDo ...
Tôi không chịu dừng bước, mặc dù đất nước rơi vào giai đoạn ác liệt nhất của lịch sử (Chiến tranh – Hòa bình – Khó khăn – Cơm áo gạo tiền) làm tôi có lúc tưởng như không đứng vững trên đôi chân của mình. Tôi nghĩ mình “Sinh bất phùng thời”. Võ Đường không còn nữa, thầy trò sư huynh đệ mỗi người một góc trời xa cách nhau. Người lên đồi núi kẻ xuống đồng bằng, có người ở lại thành phố, có người về vọc đất làng quê... Tôi đã mất nhiều thứ, nhưng có một thứ mà tôi không thể nào mất được vì nó đã ăn sâu vào trong máu thịt của tôi rồi, đó là: Võ là môn phái Cương Nhu Karaté Do và Thầy Ngô Đồng của tôi. Chính vì lẽ đó, tôi không ngần ngại mở ra nhiều võ đường, nhiều câu lạc bộ võ thuật khắp thành phố, cơ quan xí nghiệp và về các vùng quê. Vào những năm kinh tế đất nước khó khăn nhất: cơm không có ăn, áo không đủ mặc có nhiều bằng hữu nói với tôi rằng: “Ông điên rồi hay sao? Trong bụng không có hạt cơm mà ngày nào cũng Võ! Võ! Võ! ...
Lớp bạn bè tôi rất nhiều, như Trần Văn Vinh tôi không biết lạc phương trời nào hay do chiến tranh mà đã xanh nấm mồ rồi. Mãi đến năm 2001, tôi mới biết tin của Vinh là đang ở Biên Hòa và cũng là một Võ Sư nổi tiếng của môn phái Cương Nhu Karaté Do.
Với quyết tâm xây dựng võ phái để tồn tại và tiếng nói có trọng lương trong làng võ Việt. Tôi không ngần ngại đi Bắc vào Nam giao tiếp học hỏi. Và rôi các lớp hóc trò của tôi cũng được tiếp cai dũng khí của người võ sĩ nên cũng giành được thành tích cao trong các đấu trường tỉnh thành, quốc gia, quốc tế. Các em đã mở nhiều võ đường khắp cả nước.
Cho đến ngày hôm nay, ngồi cầm bút viết ra những dòng này là một người Trưởng môn phái Cương Nhu Karaté Do với đẳng cấp Huyền Đai Lục Đẳng, trên đầu tóc bạc trắng. Tôi có cảm giác như mình đang được quay về với màu Đai Trắng ban đầu – khi mà lần đầu bước chân vào võ đường và mơ ước được Thầy cầm tay của mình để sửa chữa cái sai của mình một lần nữa.
Tinh hoa võ thuật nhân loại như biển trời bao la, tôi như giọt nước nhỏ bé giữa đại dương mênh mông ấy và cuối cùng tôi nhận ra rằng:
“Đạo là gió, Võ là mây
Nghìn năm lưu lại đó đây tình người”.
Võ Sư Nguyễn Văn Nhân
Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013
Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013
VÕ ĐƯỜNG TẠI THỪA THIÊN HUẾ
Lược sử hình thành và phát triển clb cn karate do – phong điền
800x600
Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
Câu lạc bộ Cương nhu karate Phong Điền thành lập năm 1987 . Suốt chặng đường dài hơn hai mươi năm, việc luyện tập
của câu lạc bộ vào những ngày đầu không làm sao tránh những khó khăn , nhất là điều kiện sân bãi, cư mổi lần mưa đến
Võ Đường Hương Cần
Cách đây 32 năm (1980) đươc sự cho phép của chính quyền địa phương các cấp .Võ đường CN KARATEDO Hương Cần đã thành lập .Một thời gian daì từ đó đến nay, có những khó khăn thuận lợi , biến đổi thăng trầm do điều kiện khách quan có , chủ
Các bài viết khác...
Trang 1
CƯƠNG NHU KARATE DO HC
Cố võ sư Chưởng môn Ngô Đồng
LỊCH SỬ MÔN MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATE
Môn phái cương nhu karatedo được thành lâp năm 1965 đến ngày 22-8 – 1967 tổng nha thanh niên thời bấy giờ cấp giấy phép , môn phái chính thức thành lập tại Huế .Võ đường có tên gọi : “TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CƯƠNG NHU KARATE” . Đặt tại giảng đường trường đại học sư phạm HUẾ , do võ sư chưởng môn NGÔ ĐỒNG sáng lập .
Võ sư Ngô Đồng
Võ sư NGÔ ĐỒNG xuất thân từ một gia đình trí thức tại Hà nội , có truyền thống võ học , Ông là môn đồ của phái Thiếu Lâm Vịnh Xuân, đồng thời nghiên cứu nhiều môn phái võ cổ truyền Viêt nam , các võ phái hiện đại như judo, karatedo, Akido………, . Đặc biệt ông là người đầu tiên tiếp thu , luyện tâp môn võ VOVINAM do Tổ Sư NGUYỄN LộC sáng lập .Ông đã lĩnh hội tinh thần vũ trụ quan đông phương một cách uyên thâm . Ngoài lĩnh vực võ học, ông còn là một nhà khoa học danh tiếng : giáo sư tiến sĩ sinh vật học tốt nghiệp tại Hoa kỳ, giảng viên trường đại học khoa học Huế , Viện trưởng viện đại học Quảng Đà < nay là đại học Đà Nẳng > , giảng viên trường đại học Plorida, Hoa kỳ.
Môn phái cương nhu ra đời lấy biểu tượng ÂM DƯƠNG làm nền tảng triết lý cho võ phái để Rèn luyện nhân cách, trau dồi văn-thể-mỹ . Có sức khoẻ để học tập và xây dựng võ phái không ngừng vươn lên, phấn đấu đạt nhiều thành tích cao trên đấu trường Quốc gia vàQuốc tế- Môn phái CN KARATEDO., đã hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước, tiếng nói của môn phái có trọng lượng đáng kể trong làng võ Việt Nam .
Trong thời gian giảng dạy tại trường đại học Plorida Hoa Kỳ . Võ sư Ngô Đồng đã đưa môn võ CƯƠNG NHU KARATE vào giảng dạy cho từng lớp sinh viên đang theo học tại trường , từ đó được nhân rộng ra các tiểu bang ở Hoa Kỳ cũng như các nước trên thế giới.
Võ sư Chưởng môn Ngô Đồng sinh ngày 04- 10 – 1937 tại Hà Nội . Ông là người có kiến thức về võ học , sớm tiếp thu các môn võ cổ truyền . Năm 1956 Ông định cư tại Huế, trước sự du nhập các hệ phái võ thuật phương tây ,.Ông đã nhanh chóng tiếp thu và luyện tập . Ông được một vị võ sư Nhật Bản Choi SuzuKi truyền dạy trường phái karate cổ điển. , về sau Ông tiếp tục nghiên cứu các trường phái hiện đại - . Với kiến thức sẳn có, với tinh thần yêu võ thuật , Ông đã vận dụng triết học Đông phương đưa vào võ học nhằm hệ thống hoá thành lâp môn phái cương nhu karate ngày nay. Ông không những là một võ sư nổi tiếng mà còn là một nhà khoa học danh tiếng đã nêu ở trên. Ông mất ngày: 15 - 05 – 2000.
CƯƠNG NHU LÀ MỘT VÕ THUẬT HOÀN CHỈNH
PHÁT TRIỂN TOÀN BỘ CON NGƯỜI
VS Nguyễn Văn Nhân
HOẠT ĐỘNG MÔN PHÁI C-N-KARATE QUA CÁC THỜI KỲ
GIAI ĐOẠN : 1965-1970 .V S : CHƯỞNG MÔN NGÔ ĐỒNG trực tiếp giảng dạy , tại giảng đường đại học Học sư phạm Huế.
PHỤ TÁ HUẤN LUYỆN : VS :VĨNH VY.
VS : VĨNH HƯNG
GIAI ĐOẠN : 1970-1975 . VS: VĨNH VY trực tiếp giảng dạy khoá đai đen … vào sáng chúa nhật hằng tuần.
Cố võ sư phó chưởng môn Vĩnh Vi
PHỤ TÁ HUẤN LUYỆN : VS : VĨNH HƯNG
VS : LÊ HUY CHƯƠNG
Trong giai đoạn này, đa số võ sinh các trường đại học, trung học, và thanh thiếu niên đều ghi danh tập luyện tại giảng đường Đại học HUẾ.
“ TRUNG TÂM HUẤN LUYỆN CƯƠNG NHU KARATE ”
Thời gian tâp luyện : 12h - 13h . 17h - 18h , vào cac ngày thứ hai ,ba , tư, năm , sáu bảy . ngày chúa nhật dành luyện tâp cho khoá huyền đai trở lên. Ngoài ra các câu lạc bộ võ thuật cũng được mỡ rộng tại các trường trung học trong thành phố, do các huấn luyện viên môn phái giảng dạy
GIAI ĐOẠN : 1975-1985 : VS : VĨNH VY chuyển vào ở tại thành phố HỒ CHÍ MINH .giảng dạy võ thuật và điêu hành môn phái CN KARATE tại thành phố.Tại HUẾ được sự uỷ quyền của VS: VỈNH VY . VS : NGUYỄN VĂN NHÂN . Điều hành môn phái CN KARATE tại Huế .
Võ sư Nguyễn Văn Nhân
Trong giai đoạn này địa điểm tâp luyện được chuyển đến Cung an định HUẾ . Cung văn hoá thiếu nhi ,. Dưới sự chỉ đạo của Thành đoàn. Từ đó môn võ CN KARATE được đưa vào tập luyện cho cán bộ CNVC nhà máy vôi LONG THỌ , và các câu lạc bộ võ thuật tại HUẾ cũng như các huyện xã trong tĩnh.
GIAI ĐOẠN : 1985-1990: VS : NGUYÊN VĂN NHÂN .Do điều kiện công tác, tạm.ngưng điều hành môn phái:
VS : LÊ HUY CHƯƠNG phụ trách TRƯỞNG MÔN PHÁI C N . KARATEDO . T- T- HUẾ
Võ sư Lê Huy Chương
Giai đoạn này các câu lạc bộ tiếp tục phát triển mạnh tại thành phố , các huyện xã thuộc tĩnh , tham gia nhiều phong trào hoạt động võ thuật của tỉnh thành .
GIAI ĐOẠN: 1990-1995: VS: LÊ MINH DIỆU . phụ trach “TRƯỞNG MÔN PHÁI”. Tiếp tục phát triển.
Võ sư Lê Minh Diệu
GIAI ĐOẠN: 1995-2000:VS : ĐINH VĂN THẠNH .phụ trách “ TRƯỞNG MÔN PHÁI “. Tiếp tục phát triển .
Võ sư Đinh Văn Thạnh
GIAI ĐOẠN: 2000-20O5:VS: TRƯƠNG TRỌNG TOẢN. phu. Trách “ TRƯỞNG MÔN PHÁI “ .sau khi đại hội môn phái nhiệm kỳ 2000- 2005 bế mạc.
Võ sư Trương Trọng Toản
GIAI ĐOẠN : 2005-2010 : VS : TRƯƠNG TRỌNG TOẢN .Tiếp tục giữ chức vụ “ TRƯỞNG MÔN PHÁI” . Trong hai nhiệm kỳ . Võ sư Trương trọng Toản , không ngừng xây dựng phát triển môn phái ngày càng lớn mạnh đối với phong trào võ thuật tỉnh nhà
GIAI ĐOẠN : 2010-2015 VS: NGUYỄN VĂN NHÂN . phụ trách “ TRƯỞNG MÔN PHÁI” .Sau khi đại hội môn phái nhiêm kỳ 2010 – 2015 . bế mạc . VÕ SƯ : NGUYỄN VĂN NHÂN . Được hội đồng Huyền Đai bầu giữ chức vụ : VÕ SƯ : TRƯỞNG MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO . NHIỆM KỲ “2010 – 2015”.
Võ sư Nguyễn Văn Nhân - Trưởng môn phái
CƯƠNG NHU KARATEDO HC
Ý nghĩa của màu đai
MÔN PHÁI CƯƠNG NHU KARATEDO
ĐAI TRẮNG : Giống như hạt giống, chưa nẩy mầm để thành thân cây, khi chưa gieo vào lòng đất. Giống như một người bắt đầu chưa biết gì về võ thuật .
ĐAI TRẮNG MỘT VẠCH XANH : Như chiếc mầm được mọc lên khi hạt giống được gieo vào lòng đất.
ĐAI TRẮNG HAI VẠCH XANH : Mầm xanh tiếp tục phát triển. , thân cây non phát triển .
ĐAI XANH : Một cây phát triển đầy đủ lá thân rể
ĐAI XANH MỘT VẠCH NÂU : Biểu tượng cho sự vững chắc của cây , khi rể , thân, cành , lá phát triển mạnh mẽ .
ĐAI XANH HAI VẠCH NÂU : Sự phát triển rể bám sâu vào lòng đất, nuôi thân cây vững chắc, cành lá xanh tốt .
ĐAI NÂU : Biểu tượng vững chắc , khoẻ mạnh , cứng rắn của thân cây .
ĐAI NÂU MỘT VẠCH ĐEN : Giai doạn này là sự trưởng thành của cây .
ĐAI ĐEN : Một cây đại diện cho sự tăng trưởng toàn diện . khẳn định sức mạnh đã hội đủ .Cũng như sự trưởng thành
Của con người và bắt đầu một con đường mới của viêc học tâp .
TÓM LẠI : Màu đai được mang trong quá trình tập luyện, giống như một hạt giống được gieo vào lòng đất . Nẩy mầm ,
Tăng trưởng , vững chắt khi rể , thân , cành , lá phát triển đầy đủ , khoẻ mạnh .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)